Môi trường làm việc “độc hại” đang khiến những nhân sự tài năng rời khỏi tổ chức

Văn hóa quan trọng hơn tầm nhìn. Một số lãnh đạo có tầm nhìn tốt nhưng lại tạo ra môi trường làm việc độc hại, nơi đó tầm nhìn kia sẽ không thể diễn ra. ^ Phil Cooke

leaving-talent-pic

Có thể nói, môi trường làm việc “độc hại” là một loại chi phí. Chi phí rất đắt đỏ. Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc đang gây thiệt hại cho các doanh nghiệp hàng tỷ đô mỗi năm.

Những nhân sự hiệu suất cao đang nhảy việc ở một chỉ số đáng báo động. Nhân sự mới sẽ được tuyển dụng để lấp vào chỗ trống, tuy nhiên, sau dó, nhân sự mới cũng lại tiếp tục rời đi.

Cứ như vậy vòng xoay: năng suất, hiệu suất và lợi nhuận sẽ suy giảm.

Có phải môi trường không tốt là căn nguyên?

Theo một khảo sát được thực hiện bởi Randstad US, 60% nhân sự đã nghỉ việc hoặc xem xét nghỉ việc vì lãnh đạo kém.

Có nhiều yếu tố cấu thành một môi trường làm việc “độc hại”, nó bắt đầu từ thượng tầng. Người lãnh đạo có thể bỏ qua, phớt lờ hoặc thiếu sự khích lệ sẽ là mầm mống tạo ra môi trường làm việc không tốt trong tổ chức.

Chính xác thì người lãnh đạo có thể chèo lái con tàu tiến lên phía trước, thu hút nhân tài và tiêu diệt các thành tố độc hại trong tổ chức hay không sẽ quyết định sự thành công hay sụp đổ của doanh nghiệp.

Đã tới lúc để tháo bỏ cặp kính màu hồng đề nhìn vào thực tiễn doanh nghiệp, xác định xem doanh nghiệp của bạn có đang tồn tại những dấu hiệu sau đây không:

  • Thiếu tôn trọng, xem nhẹ, quy kết sai
  • Thiên vị, lời đồn thiếu căn cứ, chính trị hóa môi trường làm việc và tồn tại các “drama”
  • Quấy rối, hành vi bạo lực công sở
  • Đổ lỗi và trừng phạt thường xuyên
  • Thiếu sự đồng cảm, ghi nhận và hỗ trợ
  • Quản trị tiểu tiết
  • Khuyến khích sự thiếu trung thực
  • Nhân sự nghỉ việc, báo “ốm” quá thường xuyên
  • Gia tăng những sai sót trong công việc
  • Tỷ lệ nghỉ việc cao
  • Làm việc nhóm kém và kỳ vọng không rõ ràng
  • Quan hệ làm việc căng thẳng giữa quản lý và nhân viên
  • Áp lực hoàn thành công việc liên tục và vượt quá khả năng của nhân sự, hoàn toàn không tôn trọng tới cân bằng cuộc sống – công việc của người lao động.
  •  Khối lượng công việc và “deadline” thiếu thực tế
  • Lao động làm việc trong môi trường sợ hãi: sợ đưa ra các phản hồi, sợ sai, sợ bày tỏ ý kiến và sợ bị phạt.
  • Lãnh đạo không có tinh thần trợ giúp
  • Điều kiện làm việc không an toàn hoặc có vấn đề về đạo đức.

Có thể sẽ khó khăn khi nhìn nhận môi trường làm việc của bạn đang có vấn đề, nhưng nếu câu trả lời là CÓ, văn hóa doanh nghiệp của bạn đang bị tổn thương bởi môi trường làm việc “độc hại”.

Đây là mấu chốt:

  • Sự thành công của doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào lực lượng lao động.
  • Người lao động cần có tâm lý thoải mái nơi làm việc.
  • Họ cần được ghi nhận, lắng nghe, thấu hiểu, tổn trọng và cảm thấy có giá trị.
  • Họ muốn có cơ hội để hoàn thiện cũng như phát triển bản thân.
  • Họ mong đợi sự chân thành, cảm thông từ sếp của mình và từ tổ chức.
  • Họ sẽ nỗ lực khi được trao quyền và sự tự chủ để hoàn thành công việc.

Làm sao để cải thiện môi trường làm việc?

Môi trường làm việc độc hại sẽ không tạo ra nền tảng làm việc hiệu quả. Các triệu chứng trên sẽ không thể tồn tại nếu không có một hệ thống hỗ trợ.

Bắt đầu với việc đánh giá từ tầng lớp lãnh đạo trong công ty tới từng nhân sự.

Lắng nghe, ghi nhận và lên chiến lược để sửa chữa.

Thay đổi sẽ không xảy ra sau một đêm. Nhưng không hành động thì sẽ không có thay đổi.

Con đường của bạn sẽ là: Tôn trọng, Tin tưởng, Cảm thông, Ghi nhận và Hỗ trợ.

Nguồn: Linkedin

Start ups cần thiết xây dựng thương hiệu từ khi bắt đầu

Brand và Branding

“Thương hiệu có phải là một thứ gì đó cao siêu, trừu tượng và khó nắm bắt”
Nhiều quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn nhận Thương hiệu và Xây dựng thương hiệu còn hạn chế, nửa vời, thậm chí phù phiếm và không cần thiết cho giai đoạn khởi tạo và phát triển của tổ chức.

Đó là một nhận thức hết sức sai lầm và cần được nhìn nhận lại một cách thận trọng.
Chỉ khi xác định tầm nhìn, giá trị doanh nghiệp hướng tới, chúng ta định hình Thương hiệu tổ chức và dẫn dắt hành động của tổ chức một cách kiên định và bền bỉ.
Và cần chắc chắn rằng Thương hiệu tổ chức không phải của riêng tầng lớp quản lý cấp cao, nó cần được hiện hữu, hiện diện trong toàn bộ nhân sự tổ chức. Trên cơ sở sự thấm nhuần trong tư duy sẽ dẫn tới các hành động triển khai một cách nhất quán.

Thương hiệu không phải là một biểu tượng logo hay chữ viết, hay các màu sắc được thể hiện qua thiết kế. Nó là sự cảm nhận, cảm xúc được hình thành trong tư duy của mỗi nhân sự, mỗi khách hàng. Nếu các giá trị cảm quan này đồng nhất thì chúng ta đang có một thương hiệu nhất quán, dễ nhận biết và đó là nền tảng cho một thương hiệu mạnh.

Việc xây dựng thương hiệu bắt đầu từ việc chúng ta nhìn nhận thương hiệu như thế nào?
Tất nhiên theo thời gian các tổ chức bằng cách này hay cách khác cũng dần “ngộ” ra những giá trị của việc Xây dựng thương hiệu tổ chức đúng đắn hơn, nhưng có lẽ chúng ta đã tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên về thời gian, tiền bạc và cả con người nếu chúng ta nhận thức từ sớm!

Nhân tố quan trọng cho sự thành công của một Start-up

Phát triển thành công một start-up cần có thời gian, tài năng và sự nhạy bén trong kinh doanh. Một sự thật khá phổ biến trong quỹ đạo phát triển của một doanh nghiệp là khoảng một phần tư các công ty khởi nghiệp được hỗ trợ liên doanh sẽ tìm được chỗ đứng lâu dài trong các ngành công nghiệp tương ứng của họ và 50% trong số đó sẽ sống sót sau 5 năm. Những thống kê này không hàm ý chỉ 25 phần trăm các doanh nghiệp mới có ý tưởng đáng giá. Nó có thể được hiểu tương lai của một Start-up đến từ nhiều yếu tố đằng sau mỗi ý tưởng mà được thúc đẩy bởi một loạt các yếu tố phức hợp, các quyết định và hoàn cảnh cụ thể.

the-most-important-factors-for-startup-success_embed-2

Nguồn: Salesforce 

CPD: Phát triển bản thân liên tục với CPAA

CPD: Continuing Professional Development, còn được hiểu là: phát triển nghề nghiệp không ngừng.

1. CPD là gì? Yêu cầu về CPD như thế nào?

Khi đã trở thành thành viên của một trong những hiệp hội kế toán lớn nhất thế giới CPA Australia (CPAA), một trong những điều bạn cần đáp ứng, bên cạnh đóng phí hội viên hằng năm hay tuân thủ về mặt đạo đức nghề nghiệp, là yêu cầu về Continuing Professional Development (CPD), có thể hiểu đây là yêu cầu đòi hỏi bạn phải liên tục phát triển bản thân, đặc biệt ở khía cạnh nghề nghiệp.

Bất cứ hoạt động nào góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng để giúp bạn hoàn thành tốt công việc hiện tại và chuẩn bị cho con đường sự nghiệp trong tương lai đều được ghi nhận. Các hoạt động này bao gồm: hội nghị, khóa học, hội thảo, thảo luận nhóm, training, nghiên cứu, tự học online, học ngoại ngữ, đọc sách, networking event, mentoring,… CPAA yêu cầu bạn phải đáp ứng được ít nhất 120 giờ CPD trong mỗi một khoảng thời gian là 3 năm (gọi là “triennium”), với ít nhất 20 giờ mỗi năm.

2. Nếu không đạt yêu cầu thì bị xử lý như thế nào?

Nếu bạn không tuân thủ yêu cầu về CPD có bị làm sao không? Câu trả lời là hên xui, vì CPAA không thể kiểm tra hết hơn 150.000 hội viên của mình trên khắp thế giới xem có tuân thủ yêu cầu CPD hay không, mà chỉ có thể lựa chọn ngẫu nhiên hằng năm để kiểm tra. Nếu bạn là “người được chọn”, và bạn không đáp ứng được yêu cầu, hay không cung cấp được thông tin cho cuộc kiểm tra thì bạn có thể bị treo bằng hoặc giáng cấp.

3. Làm gì để đáp ứng yêu cầu CPD – Kinh nghiệm bản thân

Ban đầu thì mình cũng nghĩ là rất khó để tích cóp CPD vì mình thường không tham gia các hoạt động liên quan đến chuyên ngành cho lắm. Một trong những hoạt động phổ biến để hội viên có thể tích điểm CPD, được văn phòng CPAA ở thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thường kỳ là các workshop nho nhỏ về các chủ đề chuyên ngành thì mình thường không tham gia được vì kẹt thời gian. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ các thông tin về CPD trên website của CPAA và ngồi liên hệ lại các hoạt động mà mình đã làm trong năm thì thấy có kha khá các hoạt động có thể tích điểm được. Mình ví dụ một số hoạt động mình đã liệt kê với CPAA năm rồi để tích điểm CPD để các bạn có thể tham khảo:

3.1. Đọc sách: đọc sách thì ai cũng làm được ^^. Và có thể vì hoạt động đọc sách khá dễ “ăn điểm”, nên hoạt động này bị giới hạn với quota 10 giờ cho một năm và 30 giờ cho một triennium. Không nhất thiết phải là sách chuyên ngành, mình đọc mấy sách như “Successful Interviewing and Recruitment” hay “Thế giới phẳng”, “Từ Beirut đến Jerusalem”. Miễn là sách, dù về bất cứ chủ đề gì, khi đọc mình cũng vỡ ra một điều gì đấy, ví dụ như tâm tư tình cảm hay phong cách hành văn của tác giả chẳng hạn. Nói chung là không bổ dọc cũng bổ ngang ^^.

3. 2. Mentoring: mình có hướng dẫn cho một anh học thi ACCA 2 môn là Auditing và Financial Accounting. Tuy rốt cuộc hình như ảnh rớt cả hai, nhưng lúc mentor ảnh mình cũng đã cố gắng hết sức. Nhờ mentor ảnh mà mình phải móc sách ra đọc lại và nhờ vậy mà nhớ lại kha khá kiến thức. Vậy mới nói việc mentor người khác không những giúp người mà thực ra bạn cũng đang giúp chính mình rất nhiều. Mình cũng một năm 2 lần tổ chức buổi chia sẻ kinh nghiệm về thi tuyển vào các công ty kiểm toán Big4 cho các em sinh viên. Hoạt động này cũng có thể liệt kê vào hạng mục “Networking”. Những hoạt động như thế giúp mình network được với rất nhiều bạn trẻ tài năng dễ thương đang làm việc ở các Big4 và với các bạn sinh viên năng động nhiều hoài bão.

3.3. Học anh văn: trình độ tiếng Anh còn kém quá nên phải học thêm nhiều (thực ra mình cũng không được chăm chỉ học cho lắm. Không học thì thôi, sẵn đã học thì liệt kê kiếm điểm CPD luôn kaka.

3.4. Học online: mình có học mấy khóa về Big Data/Data Analysis trên website học online nổi tiếng Couresa, thấy rất ok. Trên này mình thấy có nhiều khóa học thú vị, bạn có thể học miễn phí để lấy kiến thức thôi hoặc nếu muốn lấy certificate thì đóng tiền hoặc xin financial aid. Mình thì xin financial aid để lấy certificate luôn với suy nghĩ là đã bỏ thời gian ra học thì cũng phải được cái certificate cho vui kakaka. Nói chung việc học này chỉ thấy lợi chứ không thấy hại, vừa là trải nghiệm một phương thức học mới tiên tiến của thế giới, được nghe lời vàng ý ngọc của các giáo sư nổi tiếng của các trường đại học danh tiếng mà nếu không có “thế giới phẳng”, không có Internet và không có những con người xuất sắc tạo ra các sáng kiến hay ho như cái learning online platform này thì mình còn khuya mới được trải nghiệm, vừa là có thêm kiến thức, thêm cái certificate để bỏ lên profile trên LinkedIn hay trên resume, và vừa có cái để tích điểm CPD kaka.

Ban đầu thì mình cũng hơi khó chịu với cái yêu cầu CPD này, nhưng sau thì thấy nó thật hữu ích. Bạn phải phát triển bản thân, và thiệt hạnh phúc khi có một tổ chức hay một người nào đó luôn theo dõi canh chừng bắt bạn phải làm việc đó (giống như hồi nhỏ đi học có cô giáo dò bài vậy đó). CPAA không kêu gọi hô hào bạn phải phát triển bản thân một cách chung chung, mà có những phương thức cụ thể để bắt bạn làm và theo dõi việc đó. Việc đó giúp bạn biết mình cụ thể sẽ phải làm gì để giỏi hơn mỗi ngày. Bạn không cần phải giỏi hơn ai, chỉ cần hay hơn tốt hơn bản thân mình của ngày hôm qua là khá lắm rồi. Đối với những bạn không phải là hội viên của CPAA, mình hy vọng các bạn cũng sẽ áp dụng phương thức này, tự đặt ra mục tiêu cho mình, ví dụ 200 giờ CPD cho một triennium chẳng hạn, để không ngừng phát triển bản thân.

Để biết thêm thông tin về CPD của CPAA, mời các bạn tham khảo ở đường link này: CONTINUING PROFESSIONAL DEVELOPMENT

Chúc mọi người sẽ đều có một hành trình học hỏi và khám phá bản thân đầy thú vị!

Source: Coffeejob

Làm sao để đưa ra quyết định như người thành công?

Mỗi ngày bạn phải đưa ra rất nhiều quyết định khác nhau, trung bình 70 quyết định/ngày, theo nghiên cứu của Đại học Columbia.

warren-buffett-lesson

Một số chỉ là những điều nhỏ nhặt như hôm nay mình ăn gì, đi đường nào đến công sở, hay mình sẽ sắp xếp công việc theo thứ tự như thế nào.

Những quyết định khác thì khó khăn hơn, chẳng hạn như quyết định lựa chọn một trong hai lời mời làm việc, có nên chuyển đến một thành phố mới để ở gần người mình yêu hay không, hoặc có nên loại bỏ một người ra khỏi cuộc đời của mình hay không.

Với biết bao nhiêu thứ phải quyết định hàng ngày, việc học cách đặt thứ tự ưu tiên cho chúng và đưa ra quyết định một cách hiệu quả là điều thiết yếu để bạn chạm tới thành công và hạnh phúc.

Những người thành công áp dụng rất nhiều chiến thuật để đưa ra quyết định một cách hiệu quả, và dưới đây là một số chọn lọc tinh túy nhất mà chúng ta có thể học tập từ họ.

Biến quyết định nhỏ thành thói quen hàng ngày…

Việc đưa ra quyết định cũng giống như cơ bắp của chúng ta: nếu bạn sử dụng chúng suốt cả một ngày dài, chúng sẽ trở nên rã rời và không thể hoạt động một cách hiệu quả.

Một trong những phương pháp hay nhất mà những người thành đạt áp dụng để tránh sự mệt mỏi này là loại bỏ các quyết định nhỏ nhặt bằng cách biến chúng thành thói quen sinh hoạt. Từ đó, họ để dành tâm trí cho những quyết định phức tạp hơn.

Steve Jobs nổi tiếng với hình ảnh hàng ngày đi làm trong chiếc áo cổ lọ màu đen. Mark Zuckerberg thì vẫn mặc chiếc áo hoodie quen thuộc. Cả hai người này đều cho biết những hình ảnh mang tính biểu tượng đó là kết quả của việc biến những quyết định nhỏ nhặt thành thói quen sinh hoạt hàng ngày của họ.

Họ đều nhận thức được khả năng có hạn của con người trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn mỗi ngày, cũng như Barack Obama đã từng nói: “Bạn sẽ thấy rằng tôi chỉ mặc những bộ vét màu xám hoặc xanh dương. Tôi đang cố gắng giảm bớt các quyết định của mình. Tôi không muốn bận tâm về việc mình ăn gì hay mặc đồ gì bởi tôi có quá nhiều việc khác phải đưa ra quyết định.”

… và đưa ra quyết định lớn vào buổi sáng

Một cách nữa để tránh việc mệt mỏi với quá nhiều quyết định là để dành những quyết định nhỏ vào sau giờ làm việc và giải quyết những vấn đề phức tạp hơn vào buổi sáng, khi tâm trí của bạn vẫn đang còn thông suốt. Khi bạn phải đối mặt với hàng loạt những quyết định quan trọng, một mẹo hay là thức dậy thật sớm và thực hiện phần việc khó khăn nhất trước khi bạn bị xao nhãng bởi những quyết định kém quan trọng hơn (như trả lời điện thoại hay email).

Một chiến thuật tương tự là giải quyết một vài công việc nhỏ vào đêm hôm trước để có một khởi đầu tốt hơn vào ngày hôm sau. Ví dụ như, bạn có thể bày sẵn quần áo để khi thức dậy sẽ không phải suy nghĩ xem mình nên mặc đồ gì.

Để ý tới cảm xúc

Người xưa từng nói: “Đừng đưa ra quyết định lâu dài dựa trên những cảm xúc nhất thời” và điều này hoàn toàn chí lý. Những người thành công nhận ra và hiểu cảm xúc của họ (kèm theo đó là mức độ và tầm ảnh hưởng của những cảm xúc đó lên hành vi của mình), để từ đó họ có thể đưa ra quyết định một cách khách quan và hợp tình hợp lý nhất có thể.

Đáng tiếc là, hầu hết mọi người đều không giỏi trong việc kiểm soát và thậm chí là nhận biết cảm xúc của họ. TalentSmart đã điều tra trong số hơn một triệu người và phát hiện ra rằng chỉ có 36% là có khả năng nhận diện chính xác cảm xúc khi chúng đến. Mặt khác, những người đưa ra quyết định giỏi biết rằng một tâm trạng tồi có thể dễ dàng khiến họ đi chệch hướng khỏi chiếc la bàn đạo đức của họ cũng giống như một tâm trạng tốt có thể khiến họ tự tin thái quá và bốc đồng.

Đánh giá lựa chọn một cách khách quan

Đứng trước mỗi quyết định, những người thành công thường cân nhắc những lựa chọn của mình dựa trên một loạt các tiêu chí đã đặt ra từ trước bởi họ hiểu rằng điều này làm cho việc đưa ra quyết định trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Sau đây là một số tiêu chí giúp ích cho việc cân nhắc của bạn: Quyết định này có lợi cho tôi như thế nào? Nó gây hại cho tôi ra sao? Nó có lợi cho… như thế nào? Nó gây hại cho… như thế nào? Quyết định đó có phản ánh đúng giá trị của tôi hay không? Liệu tôi có hối hận khi đưa ra quyết định này không? Liệu tôi có hối hận vì đã không đưa ra quyết định này không?

Đi ngủ với những quyết định vẫn đang được cân nhắc trong đầu…

Mang những quyết định vào giấc ngủ bảo đảm việc bạn sẽ có một tư tưởng thông suốt hơn để tiếp cận chúng vào ngày hôm sau. Điều này còn cho phép những cảm xúc của bạn phai dần đi. Khi bạn hành động quá nhanh, bạn thường có xu hướng phản ứng lại, nhưng nếu bạn dành nhiều sự tập trung và thời gian hơn cho quyết định của mình, bạn có thể phát hiện ra những khía cạnh quan trọng của nó mà trước đây bạn không nhận ra.

… nhưng không quá lâu

Những người thành công hiểu tầm quan trọng của việc thu thập nhiều thông tin hết mức có thể, nhưng đồng thời, họ đảm bảo rằng mình không trở thành nạn nhân của chứng bệnh tê liệt phân tích. Thay vì ngồi đợi các hành tinh thẳng hàng, họ biết rằng họ cần phải có thời gian biểu để theo dõi tiến độ đưa ra kế hoạch của mình. Một khi họ đã ấn định một ngày cụ thể, họ sẽ có động lực làm việc chăm chỉ hơn để hoàn thành đúng thời hạn.

Tập thể dục để nạp năng lượng

Sự căng thẳng của việc đưa ra một quyết định quan trọng sẽ sản sinh cortisol, một chất hóa học gây nên phản ứng stress cấp tính. Cortisol làm hạn chế khả năng suy nghĩ thông suốt và lý trí của bạn. Khi bạn thấy mình bị stress trước một quyết định nào đó, hãy thử tập thể dục.

Chỉ cần 30 phút là đủ để nạp cho cơ thể một liều endorphin giúp tinh thần minh mẫn trở lại. Việc tập thể dục còn giúp bạn vượt qua trạng thái stress cấp tính bằng việc đưa chất cortisol trong người bạn trở về với công dụng thực tế của nó. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục trong thời gian dài nâng cao hoạt động của não bộ, đặc biệt là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc đưa ra các quyết định.

Luôn tuân thủ la bàn đạo đức

Những người thành công hiểu được tầm quan trọng của việc gắn đạo đức với những quyết định mà họ đưa ra. Đạo đức được coi là một chỉ dẫn đáng tin cậy khi những cảm xúc đang lôi kéo bạn theo một hướng khác.

Tìm kiếm sự tư vấn từ bên ngoài

Khi tiếp cận một quyết định, chúng ta có xu hướng đi theo một lựa chọn và sau đó thu thập thông tin để hỗ trợ cho lựa chọn ấy, thay vì thu thập thông tin trước rồi mới đưa ra quyết định (đây được gọi là thiên kiến xác nhận).

Một cách hay để tránh tình trạng thiên kiến xác nhận là tìm đến những lời khuyên từ bên ngoài, từ những người có thể mang đến các cách nhìn nhận khác nhau cho vấn đề của bạn. Quan điểm của họ sẽ giúp bạn cân nhắc các lựa chọn một cách khách quan hơn và nhận ra những khuynh hướng chủ quan và vô lý của mình.

Suy ngẫm về những quyết định đã đưa ra

Mark Twain đã miêu tả bản chất phức tạp của việc đưa ra quyết định như thế này: “Những quyết định tốt đến từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm là bắt nguồn từ những quyết định tồi.”

Điều này không có nghĩa rằng cách duy nhất để trở thành một người đưa ra quyết định giỏi là phải mắc thật nhiều sai lầm; nó đơn giản chỉ ra rằng việc suy nghĩ lại về những quyết định trong quá khứ là một điều quan trọng.

Những người thành công có đủ nhận thức về những quyết định trước đây của họ để biến chúng thành có lợi khi một vấn đề tương tự xảy đến.

Kết hợp tất cả lại

Bởi những quyết định có thể đem lại hậu quả kéo dài nhiều ngày, tuần hay thậm chí là năm, việc đưa ra một quyết định tốt đòi hỏi một nỗ lực xứng đáng với từng giây phút và năng lượng của bạn.

Sử dụng card visit (danh thiếp) thế nào là đúng cách?

Trong thế giới doanh nghiệp, card visit (danh thiếp) đóng vai trò như lý lịch trích ngang của một người. Bạn trao danh thiếp cho ai đó nghĩa là bạn muốn cho họ biết bạn là ai, bạn đang làm việc ở đâu và làm cách nào họ có thể liên lạc với bạn. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ vai trò của card visit, họ không nắm bắt đúng thời điểm để trao card visit… để có thể phát huy tối đa hiệu quả của nghi thức khá quan trọng này.

Sử dụng card visit (danh thiếp) thế nào là đúng cách?

SỬ DỤNG CARD VISIT (DANH THIẾP) THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?

Khi chúng ta bắt đầu công việc làm ăn kinh doanh, việc in và thiết kế card (danh thiếp) là một trong những việc đầu tiên bạn cần làm. Một danh thiếp thiết kế tinh xảo sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp về bạn với người giao tiếp hay đối tác của bạn.

Nhưng việc đưa card visit đúng lúc và đúng khung cảnh là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm rõ. Bạn phải xác định đúng người và đúng tình huống để trao danh thiếp: Nên trao card visit bằng hai tay

Sử dụng card visit (danh thiếp) thế nào là đúng cách?

Hình 1: Nên trao danh thiếp bằng cả hai tay

Khi nào nên sử dụng card visit (danh thiếp)

• Đối tác của bạn là người có vai vế và tuổi tác tương đối cao
Bạn chỉ nên đưa 
card visit khi đối tác có ý muốn bạn trao danh thiếp cho họ. Tuyệt đối không nên chủ động đưa card visit khi đối tác chưa có ý muốn đó.

• Người giao tiếp của bạn là người xa lạ

Bạn không nên lôi card visit ra ngay khi mới bắt đầu vào câu chuyện. Hành động theo thói quen này sẽ làm phiền người giao tiếp với bạn. Họ cảm thấy như bạn đang muốn “tự quảng cáo bản thân” và sẽ xem thường việc nhận danh thiếp của bạn.

• Khi nhóm họp mặt ít hiểu biết về nhau

Không nên bỏ ngay card visit vào túi

Sử dụng card visit (danh thiếp) thế nào là đúng cách?

Hình 2: Không nên bỏ ngay card visit của đối tác vào túi

 

Khi nhóm họp mặt gồm những người không biết nhiều về nhau, tốt nhất bạn nên đợi một người trong nhóm đưa danh thiếp ra trước, rồi bạn mới trao lại danh thiếp cho họ.

• Trao card visit khi đi dự tiệc

Nếu bạn tham gia các buổi tiệc quan trọng do cá nhân tổ chức hoặc các buổi tiệc mang tính chất làm ăn, bạn phải nhớ mang danh thiếp theo bên mình. Các buổi tiệc đó là là dịp để bạn giao lưu gặp gỡ các đối tác tiềm năng. Nhưng chỉ trao danh thiếp trước hoặc sau khi dùng cơm.

• Thời điểm trao card visit

Người ta thường trao danh thiếp vào lúc vừa mới gặp nhau hoặc trước khi chào tạm biệt ra về. Nhưng trong trường hợp bạn chuẩn bị phát biểu trước những người chưa biết nhiều về bạn, bạn nên gửi danh thiếp cho những người xung quanh trước khi lên phát biểu vì điều đó sẽ giúp họ biết rõ về bạn hơn.

• Hình thức card visit

Bạn nên xếp card visit ngay ngắn trong hộp đựng danh thiếp và để vào cặp táp. Nếu một danh thiếp bị rách hoặc bị bẩn thì đừng bao giờ bạn trao cho đối tác hay khách hàng. Những danh thiếp đã cũ và bị nhàu thì tốt nhất là bạn vứt chúng đi.

(Lượm lặt)

9 lời khuyên để có một bài thuyết trình thành công

Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ với người làm PR – Marketing mà còn cả với những ai phải trình bày quan điểm trước một cử toạ hoặc thậm chí chỉ là một người. Không phải ai cũng có thể nói hàng tiếng trời một cách mạch lạc, khúc chiết và hùng hồn như Cicéron, Phidel Castro hay Steve Jobs, nhưng ai cũng có thể chuẩn bị cho một buổi thuyết trình thành công. Sau đây là 9 gợi ý để các bạn tham khảo.

9 bước để có một bài thuyết trình thành công

Trước khi thuyết trình:
1. Xác định rõ mục đích thuyết trình: làm sao có thể thuyết phục người khác khi bạn không biết mình đang nói để làm gì? Giới thiệu một dự án khởi nghiệp để nhà đầu tư bỏ vốn vào dự án của bạn sẽ khác với thuyết phục người dân di cư để nhường chỗ cho một dự án mới. Thuyết phục vận động sẽ khác với kêu gọi hay tranh biện thắng thua. Giới thiệu ý tưởng dự án khác với thuyết trình về các bước triển khai.

2.Hiểu rõ nội dung/chủ đề thuyết trình. Hãy tìm hiểu cặn kẽ vấn đề mình đề cập, lịch sử nghiên cứu trước đó. Những thách thức phải đối mặt hay thuận lợi có được. Những ai là chuyên gia trong lĩnh vực này và đại cương quan điểm của họ về chủ đề này.

3.Hiểu rõ đối tượng nghe. Điều này cho phép bạn xác định được cách tiếp cận phù hợp. Lứa tuổi, mối quan tâm, lợi ích, nghĩa vụ, trình độ văn hoá, quan điểm,…của đối tượng tiếp nhận sẽ giúp bạn định hình phong cách và cấp độ ngôn ngữ, trang phục, trang điểm phù hợp.

4.Lên outline cho bài thuyết trình. Sử dụng sơ đồ mindmap hoặc hình cây là những gợi ý tốt để có một khung thuyết trình mạch lạc. Tư tưởng chính của bài phát biểu là thân cây, mỗi ý chính là một cành cây, ý phụ là những chiếc lá. Đừng mất thời gian quá sâu vào “vẽ lá”. Người ta vẫn có thể nhận ra cái cây qua thân cây và các cành lớn.

5. Thiết kế slide. Power point không phải là một văn bản word chi chit chữ. Chỉ viết ra những điểm đáng chú ý nhất (các point có power). Hình ảnh, video, infographic, kỹ xảo hình-chữ, hiệu ứng động sẽ giúp bài thuyết trình sinh động hơn nhưng bạn cũng nên chú ý tới “liều lượng” của các thông tin dạng này. Tránh dùng font chữ khó đọc hoặc viết đè chữ lên hình ảnh.

6. Kiểm tra chính tả, ngôn ngữ. Trâu cày không được, thịt! Là một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của từng dấu chấm, phẩy, ngắt câu, ngắt dòng. Cẩn trọng khi dùng tiếng nước ngoài, , thuật ngữ; tránh dùng tiếng long, tiếng địa phương. Sự chuyên nghiệp của bạn được đánh giá ngay từ dấu chấm dấu phẩy.

7. Tập thuyết trình. Bài đã được thiết kế xong, nhưng nếu phần trình bày không tốt thì công sức cũng đổ sông, đổ bể. Hãy xác định những điểm nhấn, ngôn ngữ cơ thể. Hành động cử chỉ trên sân khấu.
Trong khi thuyết trình:

8. Hãy hoàn thành “vai diễn” của bạn. Hãy kiểm soát không gian và “nhiệt độ” khán phòng như một diễn viên thực thụ. Liên tục giao lưu với khán phòng, tìm kiếm “đồng minh” bằng mắt. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngôn từ chỉ chuyển tải được 7% điều bạn muốn nói, ngữ điệu, tốc độ, phát âm 38% và ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện trên khuôn mặt 55% còn lại. Hãy kiểm soát thời gian và biết chắc chắn mình đang đi đến phần nào của bài thuyết trình và chú ý tiếp nhận sự hỗ trợ từ đồng đội.
Sau khi thuyết trình:

9. Nốt cuối cùng tròn trĩnh. Bài thuyết trình kết thúc. 95% công việc đã xong. Nhưng nếu bỏ quên việc chào khán phòng, đi xuống từ tốn và đặc biệt là tiếp tục chú ý vào nội dung đang diễn ra bạn sẽ bỏ phí 5% còn lại của “số điểm” mình có được.
Bản nhạc đã sẵn sàng, chỉ còn đợi bạn trình diễn!

Tác giả: Nguyễn Đình Thành (nguyendinhthanh.com)

16 điều khác biệt của những người thành công

Hãy xem xét 16 sự khác biệt dưới đây để biết lý do của bạn.

8 điểm chung của những người thành công trên thế giới
14 đặc điểm chung của người thành công
Những lời khuyên thành công của Tổng GĐ Microsoft
Cư dân mạng thích thú đồ họa về thành công-thất bại
Vài tuần trước, Dave Kerpen, nhà sáng lập kiêm CEO Likeable Local, đã nhận được một tấm thiệp minh họa các điểm khác biệt về đặc điểm và hành vi của người thành công và người không thành công.

Tấm thiệp này được gửi đến từ mail của tên là Andy Bailey, CEO Petra Coach, sáng tạo ra Align Software và là một thành viên của Tổ chức Doanh nhân. Mặc dù cả 2 vị CEO này chưa từng gặp gỡ, nhưng trong bài đăng trên trang LinkedIn cá nhân của mình, Kerpen nói rằng tấm thiệp đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông, “nó củng cố các giá trị mà tôi tin tưởng và nhắc nhở tôi về nền tảng thành công tạo nên bởi thái độ và những thói quen hàng ngày”.

Tấm thiệp này chỉ ra 16 điểm khác biệt lớn giữa người thành công và người không thành công gồm:

1. Dũng cảm thay đổi >< Không đánh giá cao mọi người

Những khoảnh khắc của lòng biết ơn, biết ơn mỗi người và mọi người xung quanh, sẽ thay đổi cuộc sống chúng ta mỗi ngày và giúp chúng ta thành công hơn và hạnh phúc hơn. Những nhân vật mà bạn biết ơn thường là một phần quan trọng trong thành công của bạn.

Hãy đảm bảo bạn có thể nói lời cảm ơn chân thành đến mọi người mà bạn gặp gỡ và tiếp xúc, cũng như đánh giá cao sự giúp đỡ của họ. Lòng biết ơn là chía khóa cuối cùng để trở nên thành công trong kinh doanh và trong cuộc sống.

Những triết lý kinh doanh của CEO Amazon, Tỷ phú Jeff Bezos

Tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon, đang có một cuộc sống và sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Bezos đã đạt được rất nhiều thành công nhờ sự xuất chúng và tài thao lược trên thương trường. Tháng 8/2013, ông đã mua tờ Washington Post với giá 250 triệu USD. Bezos cũng đang xây dựng một chiếc đồng hồ 10.000 năm bí ẩn trong một hang động ở Tây Texas.

nhung-triet-ly-kinh-doanh-cua-ceo-amazon

Dưới đây là một số câu nói đáng suy ngẫm của vị doanh nhân tài ba này.

Về thói tự mãn: “Một công ty không nên nghiện hư danh hào nhoáng, vì hư danh không thể lâu bền”.

Về đổi mới: “Tôi nghĩ cũng như mọi thứ giới hạn khác, tằn tiện dẫn đến sáng tạo. Cách duy nhất để ra khỏi chiếc hộp chật hẹp là sáng tạo con đường thoát ra”.

Về hướng đi: “Nếu chỉ chăm chăm nhìn đối thủ cạnh tranh, bạn luôn phải đợi đến khi đối thủ làm gì đó. Còn nếu tập trung vào khách hàng, bạn sẽ là người đi tiên phong”.

Về xây dựng văn hóa công ty: “Vừa kinh doanh, vừa học hỏi, rồi dần dần văn hóa công ty sẽ thành hình”.

Về những ý tưởng mới: “Luôn luôn có may mắn mỉm cười trên con đường khám phá”.

Về những người ghen ghét: “Nếu không muốn bị chỉ trích, đừng làm cái gì mới”.

Về việc chọn bạn: “Cuộc sống quá ngắn ngủi để chơi với những ai kém linh hoạt”.

Về đạo đức: “Một trong những thứ khiến tôi ngứa mắt nhất là khi tới ngân hàng và thấy những quảng cáo mời chào vay tiền mua thêm một căn nhà nữa, thế là họ có thể thảnh thơi. Cách làm ấy thật ma quỷ”.

Về chiến lược: “Chúng tôi đã kiên định với ba tư tưởng lớn ở Amazon trong suốt 18 năm, và đó là lý do vì sao chúng tôi thành công: Đặt khách hàng lên trên hết. Sáng tạo. Bình tĩnh”.

Về tăng trưởng: “Mọi việc kinh doanh luôn luôn phải tươi trẻ. Nếu khách hàng của bạn mà già đi thì rồi bạn cũng sẽ đi theo Woolworth thôi”. 
(Chú thích: Woolworth là chuỗi gồm hàng trăm siêu thị giá rẻ trứ danh ở Anh, ra đời năm 1909. Công ty này đã phá sản và phải đóng cửa toàn bộ chuỗi siêu thị từ cuối năm 2008, đầu năm 2009).
Về sự xoay chuyển: “Nếu không cứng đầu, bạn sẽ phải sớm từ bỏ thử nghiệm. Còn nếu không mềm dẻo, bạn sẽ đâm đầu vào tường mà chẳng tìm ra phương án khác biệt nào cho vấn đề đang cố công giải quyết”.
Về tiếp thị: “Trong thế giới cũ, bạn bỏ ra 30% thời gian của mình để tạo ra một dịch vụ tuyệt vời, và dành 70% thời gian để quảng cáo về nó. Trong thế giới mới, những điều này sẽ đảo ngược lại”.
Về giá cả: “Có hai loại công ty, loại cố gắng thu càng nhiều phí càng tốt và loại thu càng ít càng hay. Chúng tôi sẽ là loại thứ hai”.
Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider

11 Simple Concepts to Become a Better Leader

Being likeable will help you in your job, business, relationships, and life. I interviewed dozens of successful business leaders in my last book, Likeable Business, to determine what made them so likeable and their companies so successful. All of the concepts are simple, and yet, perhaps in the name of revenues or the bottom line, we often lose sight of the simple things – things that not only make us human, but can actually help us become more successful. Below are the eleven most important principles to integrate to become a better leader:

The eleven most important principles to integrate to become a better leader
The eleven most important principles to integrate to become a better leader

1. Listening

“When people talk, listen completely. Most people never listen.” – Ernest Hemingway

Listening is the foundation of any good relationship. Great leaders listen to what their customers and prospects want and need, and they listen to the challenges those customers face. They listen to colleagues and are open to new ideas. They listen to shareholders, investors, and competitors. Here’s why the best CEO’s listen more.

2. Storytelling

“Storytelling is the most powerful way to put ideas into the world today.” -Robert McAfee Brown

After listening, leaders need to tell great stories in order to sell their products, but more important, in order to sell their ideas. Storytelling is what captivates people and drives them to take action. Whether you’re telling a story to one prospect over lunch, a boardroom full of people, or thousands of people through an online video – storytelling wins customers.

3. Authenticity

“I had no idea that being your authentic self could make me as rich as I’ve become. If I had, I’d have done it a lot earlier.” -Oprah Winfrey

Great leaders are who they say they are, and they have integrity beyond compare. Vulnerability and humility are hallmarks of the authentic leader and create a positive, attractive energy. Customers, employees, and media all want to help an authentic person to succeed. There used to be a divide between one’s public self and private self, but the social internet has blurred that line. Tomorrow’s leaders are transparent about who they are online, merging their personal and professional lives together.

4. Transparency

“As a small businessperson, you have no greater leverage than the truth.” -John Whittier

There is nowhere to hide anymore, and businesspeople who attempt to keep secrets will eventually be exposed. Openness and honesty lead to happier staff and customers and colleagues. More important, transparency makes it a lot easier to sleep at night – unworried about what you said to whom, a happier leader is a more productive one.

5. Team Playing

“Individuals play the game, but teams beat the odds.” -SEAL Team Saying

No matter how small your organization, you interact with others every day. Letting others shine, encouraging innovative ideas, practicing humility, and following other rules for working in teams will help you become a more likeable leader. You’ll need a culture of success within your organization, one that includes out-of-the-box thinking.

6. Responsiveness

“Life is 10% what happens to you and 90% how you react to it.” -Charles Swindoll

The best leaders are responsive to their customers, staff, investors, and prospects. Every stakeholder today is a potential viral sparkplug, for better or for worse, and the winning leader is one who recognizes this and insists upon a culture of responsiveness. Whether the communication is email, voice mail, a note or a tweet, responding shows you care and gives your customers and colleagues a say, allowing them to make a positive impact on the organization.

7. Adaptability

“When you’re finished changing, you’re finished.” -Ben Franklin

There has never been a faster-changing marketplace than the one we live in today. Leaders must be flexible in managing changing opportunities and challenges and nimble enough to pivot at the right moment. Stubbornness is no longer desirable to most organizations. Instead, humility and the willingness to adapt mark a great leader.

8. Passion

“The only way to do great work is to love the work you do.” -Steve Jobs

Those who love what they do don’t have to work a day in their lives. People who are able to bring passion to their business have a remarkable advantage, as that passion is contagious to customers and colleagues alike. Finding and increasing your passion will absolutely affect your bottom line.

9. Surprise and Delight

“A true leader always keeps an element of surprise up his sleeve, which others cannot grasp but which keeps his public excited and breathless.” -Charles de Gaulle

Most people like surprises in their day-to-day lives. Likeable leaders underpromise and overdeliver, assuring that customers and staff are surprised in a positive way. There are a plethora of ways to surprise without spending extra money – a smile, We all like to be delighted — surprise and delight create incredible word-of-mouth marketing opportunities.

10. Simplicity

“Less isn’t more; just enough is more.” -Milton Glaser

The world is more complex than ever before, and yet what customers often respond to best is simplicity — in design, form, and function. Taking complex projects, challenges, and ideas and distilling them to their simplest components allows customers, staff, and other stakeholders to better understand and buy into your vision. We humans all crave simplicity, and so today’s leader must be focused and deliver simplicity.

11. Gratefulness

“I would maintain that thanks are the highest form of thought, and that gratitude is happiness doubled by wonder.” -Gilbert Chesterton

Likeable leaders are ever grateful for the people who contribute to their opportunities and success. Being appreciative and saying thank you to mentors, customers, colleagues, and other stakeholders keeps leaders humble, appreciated, and well received. It also makes you feel great! Donor’s Choose studied the value of a hand-written thank-you note, and actually found donors were 38% more likely to give a 2nd time if they got a hand-written note!

The Golden Rule: Above all else, treat others as you’d like to be treated

By showing others the same courtesy you expect from them, you will gain more respect from coworkers, customers, and business partners. Holding others in high regard demonstrates your company’s likeability and motivates others to work with you. This seems so simple, as do so many of these principles — and yet many people, too concerned with making money or getting by, fail to truly adopt these key concepts.

Which of these principles are most important to you — what makes you likeable?

(Source: linkedin)