Sử dụng card visit (danh thiếp) thế nào là đúng cách?

Trong thế giới doanh nghiệp, card visit (danh thiếp) đóng vai trò như lý lịch trích ngang của một người. Bạn trao danh thiếp cho ai đó nghĩa là bạn muốn cho họ biết bạn là ai, bạn đang làm việc ở đâu và làm cách nào họ có thể liên lạc với bạn. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ vai trò của card visit, họ không nắm bắt đúng thời điểm để trao card visit… để có thể phát huy tối đa hiệu quả của nghi thức khá quan trọng này.

Sử dụng card visit (danh thiếp) thế nào là đúng cách?

SỬ DỤNG CARD VISIT (DANH THIẾP) THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?

Khi chúng ta bắt đầu công việc làm ăn kinh doanh, việc in và thiết kế card (danh thiếp) là một trong những việc đầu tiên bạn cần làm. Một danh thiếp thiết kế tinh xảo sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp về bạn với người giao tiếp hay đối tác của bạn.

Nhưng việc đưa card visit đúng lúc và đúng khung cảnh là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm rõ. Bạn phải xác định đúng người và đúng tình huống để trao danh thiếp: Nên trao card visit bằng hai tay

Sử dụng card visit (danh thiếp) thế nào là đúng cách?

Hình 1: Nên trao danh thiếp bằng cả hai tay

Khi nào nên sử dụng card visit (danh thiếp)

• Đối tác của bạn là người có vai vế và tuổi tác tương đối cao
Bạn chỉ nên đưa 
card visit khi đối tác có ý muốn bạn trao danh thiếp cho họ. Tuyệt đối không nên chủ động đưa card visit khi đối tác chưa có ý muốn đó.

• Người giao tiếp của bạn là người xa lạ

Bạn không nên lôi card visit ra ngay khi mới bắt đầu vào câu chuyện. Hành động theo thói quen này sẽ làm phiền người giao tiếp với bạn. Họ cảm thấy như bạn đang muốn “tự quảng cáo bản thân” và sẽ xem thường việc nhận danh thiếp của bạn.

• Khi nhóm họp mặt ít hiểu biết về nhau

Không nên bỏ ngay card visit vào túi

Sử dụng card visit (danh thiếp) thế nào là đúng cách?

Hình 2: Không nên bỏ ngay card visit của đối tác vào túi

 

Khi nhóm họp mặt gồm những người không biết nhiều về nhau, tốt nhất bạn nên đợi một người trong nhóm đưa danh thiếp ra trước, rồi bạn mới trao lại danh thiếp cho họ.

• Trao card visit khi đi dự tiệc

Nếu bạn tham gia các buổi tiệc quan trọng do cá nhân tổ chức hoặc các buổi tiệc mang tính chất làm ăn, bạn phải nhớ mang danh thiếp theo bên mình. Các buổi tiệc đó là là dịp để bạn giao lưu gặp gỡ các đối tác tiềm năng. Nhưng chỉ trao danh thiếp trước hoặc sau khi dùng cơm.

• Thời điểm trao card visit

Người ta thường trao danh thiếp vào lúc vừa mới gặp nhau hoặc trước khi chào tạm biệt ra về. Nhưng trong trường hợp bạn chuẩn bị phát biểu trước những người chưa biết nhiều về bạn, bạn nên gửi danh thiếp cho những người xung quanh trước khi lên phát biểu vì điều đó sẽ giúp họ biết rõ về bạn hơn.

• Hình thức card visit

Bạn nên xếp card visit ngay ngắn trong hộp đựng danh thiếp và để vào cặp táp. Nếu một danh thiếp bị rách hoặc bị bẩn thì đừng bao giờ bạn trao cho đối tác hay khách hàng. Những danh thiếp đã cũ và bị nhàu thì tốt nhất là bạn vứt chúng đi.

(Lượm lặt)

Nhật ký làm việc của một Telesales

Mình nhận ra là càng ngày mỏ mình càng dẻo và mặt mình càng dày. Ôi cái nghề Telesale. Nó làm mình thoái hóa, biến chất quá!

Ngày…tháng…năm…

Nhận được tin báo đỗ vị trí telesales (tiếp thị qua điện thoại) bảo hiểm mà mình oải. Thật tình mình chẳng thích cái nghề sale này tẹo nào. Mình vốn ngại tiếp xúc với người lạ và không giỏi xu nịnh cho lắm. Ước mơ của mình là được làm một vị trí “back office” cho yên thân.

Nhưng đúng là ghét của nào trời trao của đấy. Thất nghiệp dài hạn đã khiến mình không còn lựa chọn. Có ai nhận được tin báo đỗ tuyển dụng mà buồn và khóc ròng như mình không???

Mình rất lo khi nhận được tin báo đỗ vị trí Telesale, bởi vì mình khá nhút nhát - (Ảnh minh họa)
Mình rất lo khi nhận được tin báo đỗ vị trí Telesale,
bởi vì mình khá nhút nhát – (Ảnh minh họa)

Ngày…tháng…năm

Hôm nay đi học đào tạo nghiệp vụ, mình được dịp sốc và choáng. Chao ôi, cái giọng thầy khi làm mẫu một vụ chào mời khách mới điệu và thảo mai làm sao. Mình thật nể thầy sát đất, làm thế nào mà với chất giọng thảo mai, xu nịnh như vậy thầy lại có thể kiếm được hàng trăm khách hàng khủng.

Buổi tối, mình thử thực hành theo những gì đã học. Mình nhấc điện thoại lên, tạo một dáng rất đẹp. Thầy bảo: “Kể cả không ở trước mặt khách hàng cũng phải có ngoại hình, tư thế thật đẹp thì mới có thể tạo không khí chuyên nghiệp, thuyết phục được khách.”

Mình đọc đến thuộc lòng bài thầy “mớm” cho sáng nay: “Alo, cho em hỏi có phải anh X. không ạ, em là Hiền ở bên Công ty bảo hiểm P. Giờ anh có rảnh không ạ, em xin anh một vài phút được không anh…”

Sau một hồi “tự sướng”, mình cảm thấy tự tin đầy mình. Chỉ cần sửa chất giọng điệu hơn, nhẹt cái miệng ra chút cho giống thầy là mình đạt chuẩn.

Ngày…tháng…năm

Hôm nay là ngày đầu tiên mình làm chính thức sau khóa đào tạo. Việc trước tiên là phải lập database khách hàng. Lên mạng search một hồi, lục lại contact khách hàng xin được từ một vài event của công ty, mình có một database cũng kha khá. Nhìn vào database khách hàng với số lượng khủng, mình tự tin nhủ thầm: “Chẳng lẽ lại không dụ được một ai trong số hàng loạt cái tên như thế này!”

Ngày…tháng…năm

Sau 5 ngày ngồi lục lọi tạo database, hôm nay, lần đầu tiên mình gọi cho khách. Dồi ôi! Run như cầy sấy. Khách hàng đầu tiên là một anh làm kiểm toán có số điện thoại tứ quý 8. Mình nhấc máy, quên béng “bài” đã học thuộc, lắp bắp: “Em…em…em…em…em chào anh ạ!”. Đầu dây bên kia cũng hài hước: “Ừ, anh…anh…anh…anh…anh chào em!”

Khách hàng đầu tiên của mình rất tốt, kiên nhẫn ngồi gần 20 phút nghe mình ậm ừ trình bày. Chỉ có điều, sau khi mình kết thúc màn chào mời, anh tuyên bố: “Ừ, sản phẩm của em nghe cũng hay, nhưng mà anh không có tiền mua em ạ!”

Tưởng khách trêu, mình lấy hết dũng khí: “Anh cứ đùa em, nghề của anh hái ra tiền.” Khách hàng thật thà: “Ừ, cơ mà con vợ anh nó thu hết rồi em ạ. Hay anh cho em số điện thoại để em gọi dụ nó nhé! Nhưng anh cũng báo trước với em là vợ anh đanh đá và ghét nhất là mấy em bảo hiểm như em đó!” Nghe khách nói vậy, mình sợ sun vòi, đành ngậm ngùi nếm trải thất bại đầu tiên.

Ngày…tháng…năm…

Ngày thứ 10 kể từ khi đi làm và vẫn chưa có một khách hàng nào nhận lời. Có lao vào thực tế mới thấy lắm trường hợp tréo ngoe không thể lường trước được. Ngày hôm nay, mình đã gặp 3 khách hàng như vậy.

Khách đầu tiên, mình vừa nói “Em ở bên công ty bảo hiểm P” thì cúp máy cái rụp, gọi điện lại không bắt máy. Khách hàng thứ hai kêu “Em ơi! Anh đang bận họp, gọi lại sau nhé!” trong khi mình nghe rõ mồn một tiếng đồng nghiệp gọi anh ấy hỏi ăn trưa món gì để còn gọi. Khách hàng thứ ba lạnh lùng “Sao em nói nhiều thế, đau hết cả đầu!” rồi cụp máy, mình nghe rõ chị ấy nói vọng lại: “Hừm, lại mấy đứa telesale suốt ngày chào mời!”

Hôm nay mình đã khóc khi gặp phải khách thô lỗ, sỉ nhục mình - (Ảnh minh họa)
Hôm nay mình đã khóc khi gặp phải khách thô lỗ, sỉ nhục mình – (Ảnh minh họa)

Cả buổi sáng mình buồn vì bị kỳ thị. Mình biết cái nghề này làm phiền người khác, cũng bị nhiều người ghét. Nhưng nó cũng là nghề mưu sinh của mình và nhiều bạn khác, có cần thiết phải sỉ nhục nhau như vậy không?

Buổi chiều, lấy lại tinh thần, mình gọi điện cho anh khách kêu bận buổi sáng. Anh ấy cười phá lên: “Em lì thật!” rồi cuối cùng cũng chịu nghe mình trình bày. Kết cục anh ấy không mua, nhưng cho mình contact của một chị bạn đang quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm.

Ngày…tháng…năm…

Hura! Mình đã có khách hàng đầu tiên. Chính là mối hôm trước được anh khách từ chối mua hàng giới thiệu. Đúng là trong cái rủi lại có cái may.

Nhưng mà trong cái may thì lại có cái rủi. Chẳng hiểu sao hồ sơ khách hàng lại bị bay tít vào Sài Gòn trong khi cả mình và khách lại trú ngụ ở Hà Nội. Sau bao thời gian vất vả chạy hết bộ phận này đến bộ phận khác, viết mail gọi điện, xin lỗi khách, mình đã hoàn thành được hồ sơ đầu tiên.

Mà đến ngại, cứ phải gọi nhờ khách làm đủ thủ tục để xác nhận thông tin chuyển hồ sơ về Hà Nội. May mà chị ấy cũng tốt tính.

Có được hợp đồng này, mình không lo bị đuổi cổ sau 1 tháng thử việc nữa. Sung sướng quá.

Ngày…tháng…năm…

Khách nhắn tin cảm ơn, mình nhắn lại “Không có gì, bổn phận của em mà chị!”. Nghĩ thế nào, mình lạch cạch gõ thêm: “Có mối nào chị giới thiệu cho em với nhé! Em cảm ơn chị nhiều”Chị khách nhắn lại “Ok em”. Chết dở, càng ngày cái mỏ mình càng dẻo, cái mặt mình càng dày. Nghề Telesale này làm mình không còn là chính mình nữa. Âu cũng vì cái nghiệp!

Ngày…tháng…năm…

Vào facebook của chị khách cũ thấy chị có một nhóm bạn rất tiềm năng, thế là lại chày bửa đi xin số điện thoại, địa chỉ để liên lạc. Đã bảo là mặt mình ngày càng dày mà. Gọi điện cho khách giọng ngọt như mía lùi, trả bài trôi chảy.

Tháng này mình được thưởng vì xuất sắc có được nhiều khách. Đúng là bất ngờ, chẳng ngờ một con “gà non” nhút nhát như mình lại trở thành một siêu nhân Telesale như thế. Ngẫm lại bao ngày qua, có lúc buồn, nhục vô cùng, cũng có những lúc sướng lên tiên.

Mình vẫn tự tin miệt mài sale sau nhiều lần "nhục như con trùng trục" - (Ảnh minh họa)
Mình vẫn tự tin miệt mài sale sau nhiều lần “nhục như con trùng trục” – (Ảnh minh họa)

Không biết đã bao lần mình phải khóc khi gọi khách và bị chửi: “Anh cóc rảnh nghe em nói!”, “Chị không muốn tiếp chuyện những người như em!”, Mình uất tận họng mà vẫn phải ngọt nhạt xin lỗi rồi chào khách.

Nhưng cũng gặp rất nhiều khách hàng tốt, nhiệt tình. Có khách không mua hàng còn lịch sự xin lỗi và nói rất ngại khi mình tốn công mà không được gì. Nhờ vậy mà mình có động lực hơn để tiếp tục, miệt mài sale.

Mình không dám nói mình yêu công việc này, nhưng mình đã có nhiều thiện cảm hơn với nó. Có lẽ, kiếm sống nhờ nghề này cũng không phải là ý tưởng tồi.

Ngày…tháng…năm…

Tròn một năm sau khi học lớp đào tạo nhân viên mới, mình đứng trong căn phòng ngày xưa, nhưng với cương vị mới – huấn luyện viên. Nhìn những gương mặt tò mò, non nớt ngồi dưới, mình hắng giọng. Câu đầu tiên mình dạy cho các em là: “Làm sale, mỏ phải dẻo và mặt phải dày!”

(Lượm lặt)