Môi trường làm việc “độc hại” đang khiến những nhân sự tài năng rời khỏi tổ chức

Văn hóa quan trọng hơn tầm nhìn. Một số lãnh đạo có tầm nhìn tốt nhưng lại tạo ra môi trường làm việc độc hại, nơi đó tầm nhìn kia sẽ không thể diễn ra. ^ Phil Cooke

leaving-talent-pic

Có thể nói, môi trường làm việc “độc hại” là một loại chi phí. Chi phí rất đắt đỏ. Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc đang gây thiệt hại cho các doanh nghiệp hàng tỷ đô mỗi năm.

Những nhân sự hiệu suất cao đang nhảy việc ở một chỉ số đáng báo động. Nhân sự mới sẽ được tuyển dụng để lấp vào chỗ trống, tuy nhiên, sau dó, nhân sự mới cũng lại tiếp tục rời đi.

Cứ như vậy vòng xoay: năng suất, hiệu suất và lợi nhuận sẽ suy giảm.

Có phải môi trường không tốt là căn nguyên?

Theo một khảo sát được thực hiện bởi Randstad US, 60% nhân sự đã nghỉ việc hoặc xem xét nghỉ việc vì lãnh đạo kém.

Có nhiều yếu tố cấu thành một môi trường làm việc “độc hại”, nó bắt đầu từ thượng tầng. Người lãnh đạo có thể bỏ qua, phớt lờ hoặc thiếu sự khích lệ sẽ là mầm mống tạo ra môi trường làm việc không tốt trong tổ chức.

Chính xác thì người lãnh đạo có thể chèo lái con tàu tiến lên phía trước, thu hút nhân tài và tiêu diệt các thành tố độc hại trong tổ chức hay không sẽ quyết định sự thành công hay sụp đổ của doanh nghiệp.

Đã tới lúc để tháo bỏ cặp kính màu hồng đề nhìn vào thực tiễn doanh nghiệp, xác định xem doanh nghiệp của bạn có đang tồn tại những dấu hiệu sau đây không:

  • Thiếu tôn trọng, xem nhẹ, quy kết sai
  • Thiên vị, lời đồn thiếu căn cứ, chính trị hóa môi trường làm việc và tồn tại các “drama”
  • Quấy rối, hành vi bạo lực công sở
  • Đổ lỗi và trừng phạt thường xuyên
  • Thiếu sự đồng cảm, ghi nhận và hỗ trợ
  • Quản trị tiểu tiết
  • Khuyến khích sự thiếu trung thực
  • Nhân sự nghỉ việc, báo “ốm” quá thường xuyên
  • Gia tăng những sai sót trong công việc
  • Tỷ lệ nghỉ việc cao
  • Làm việc nhóm kém và kỳ vọng không rõ ràng
  • Quan hệ làm việc căng thẳng giữa quản lý và nhân viên
  • Áp lực hoàn thành công việc liên tục và vượt quá khả năng của nhân sự, hoàn toàn không tôn trọng tới cân bằng cuộc sống – công việc của người lao động.
  •  Khối lượng công việc và “deadline” thiếu thực tế
  • Lao động làm việc trong môi trường sợ hãi: sợ đưa ra các phản hồi, sợ sai, sợ bày tỏ ý kiến và sợ bị phạt.
  • Lãnh đạo không có tinh thần trợ giúp
  • Điều kiện làm việc không an toàn hoặc có vấn đề về đạo đức.

Có thể sẽ khó khăn khi nhìn nhận môi trường làm việc của bạn đang có vấn đề, nhưng nếu câu trả lời là CÓ, văn hóa doanh nghiệp của bạn đang bị tổn thương bởi môi trường làm việc “độc hại”.

Đây là mấu chốt:

  • Sự thành công của doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào lực lượng lao động.
  • Người lao động cần có tâm lý thoải mái nơi làm việc.
  • Họ cần được ghi nhận, lắng nghe, thấu hiểu, tổn trọng và cảm thấy có giá trị.
  • Họ muốn có cơ hội để hoàn thiện cũng như phát triển bản thân.
  • Họ mong đợi sự chân thành, cảm thông từ sếp của mình và từ tổ chức.
  • Họ sẽ nỗ lực khi được trao quyền và sự tự chủ để hoàn thành công việc.

Làm sao để cải thiện môi trường làm việc?

Môi trường làm việc độc hại sẽ không tạo ra nền tảng làm việc hiệu quả. Các triệu chứng trên sẽ không thể tồn tại nếu không có một hệ thống hỗ trợ.

Bắt đầu với việc đánh giá từ tầng lớp lãnh đạo trong công ty tới từng nhân sự.

Lắng nghe, ghi nhận và lên chiến lược để sửa chữa.

Thay đổi sẽ không xảy ra sau một đêm. Nhưng không hành động thì sẽ không có thay đổi.

Con đường của bạn sẽ là: Tôn trọng, Tin tưởng, Cảm thông, Ghi nhận và Hỗ trợ.

Nguồn: Linkedin

Start ups cần thiết xây dựng thương hiệu từ khi bắt đầu

Brand và Branding

“Thương hiệu có phải là một thứ gì đó cao siêu, trừu tượng và khó nắm bắt”
Nhiều quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn nhận Thương hiệu và Xây dựng thương hiệu còn hạn chế, nửa vời, thậm chí phù phiếm và không cần thiết cho giai đoạn khởi tạo và phát triển của tổ chức.

Đó là một nhận thức hết sức sai lầm và cần được nhìn nhận lại một cách thận trọng.
Chỉ khi xác định tầm nhìn, giá trị doanh nghiệp hướng tới, chúng ta định hình Thương hiệu tổ chức và dẫn dắt hành động của tổ chức một cách kiên định và bền bỉ.
Và cần chắc chắn rằng Thương hiệu tổ chức không phải của riêng tầng lớp quản lý cấp cao, nó cần được hiện hữu, hiện diện trong toàn bộ nhân sự tổ chức. Trên cơ sở sự thấm nhuần trong tư duy sẽ dẫn tới các hành động triển khai một cách nhất quán.

Thương hiệu không phải là một biểu tượng logo hay chữ viết, hay các màu sắc được thể hiện qua thiết kế. Nó là sự cảm nhận, cảm xúc được hình thành trong tư duy của mỗi nhân sự, mỗi khách hàng. Nếu các giá trị cảm quan này đồng nhất thì chúng ta đang có một thương hiệu nhất quán, dễ nhận biết và đó là nền tảng cho một thương hiệu mạnh.

Việc xây dựng thương hiệu bắt đầu từ việc chúng ta nhìn nhận thương hiệu như thế nào?
Tất nhiên theo thời gian các tổ chức bằng cách này hay cách khác cũng dần “ngộ” ra những giá trị của việc Xây dựng thương hiệu tổ chức đúng đắn hơn, nhưng có lẽ chúng ta đã tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên về thời gian, tiền bạc và cả con người nếu chúng ta nhận thức từ sớm!

Nhân tố quan trọng cho sự thành công của một Start-up

Phát triển thành công một start-up cần có thời gian, tài năng và sự nhạy bén trong kinh doanh. Một sự thật khá phổ biến trong quỹ đạo phát triển của một doanh nghiệp là khoảng một phần tư các công ty khởi nghiệp được hỗ trợ liên doanh sẽ tìm được chỗ đứng lâu dài trong các ngành công nghiệp tương ứng của họ và 50% trong số đó sẽ sống sót sau 5 năm. Những thống kê này không hàm ý chỉ 25 phần trăm các doanh nghiệp mới có ý tưởng đáng giá. Nó có thể được hiểu tương lai của một Start-up đến từ nhiều yếu tố đằng sau mỗi ý tưởng mà được thúc đẩy bởi một loạt các yếu tố phức hợp, các quyết định và hoàn cảnh cụ thể.

the-most-important-factors-for-startup-success_embed-2

Nguồn: Salesforce