Những triết lý kinh doanh của CEO Amazon, Tỷ phú Jeff Bezos

Tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon, đang có một cuộc sống và sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Bezos đã đạt được rất nhiều thành công nhờ sự xuất chúng và tài thao lược trên thương trường. Tháng 8/2013, ông đã mua tờ Washington Post với giá 250 triệu USD. Bezos cũng đang xây dựng một chiếc đồng hồ 10.000 năm bí ẩn trong một hang động ở Tây Texas.

nhung-triet-ly-kinh-doanh-cua-ceo-amazon

Dưới đây là một số câu nói đáng suy ngẫm của vị doanh nhân tài ba này.

Về thói tự mãn: “Một công ty không nên nghiện hư danh hào nhoáng, vì hư danh không thể lâu bền”.

Về đổi mới: “Tôi nghĩ cũng như mọi thứ giới hạn khác, tằn tiện dẫn đến sáng tạo. Cách duy nhất để ra khỏi chiếc hộp chật hẹp là sáng tạo con đường thoát ra”.

Về hướng đi: “Nếu chỉ chăm chăm nhìn đối thủ cạnh tranh, bạn luôn phải đợi đến khi đối thủ làm gì đó. Còn nếu tập trung vào khách hàng, bạn sẽ là người đi tiên phong”.

Về xây dựng văn hóa công ty: “Vừa kinh doanh, vừa học hỏi, rồi dần dần văn hóa công ty sẽ thành hình”.

Về những ý tưởng mới: “Luôn luôn có may mắn mỉm cười trên con đường khám phá”.

Về những người ghen ghét: “Nếu không muốn bị chỉ trích, đừng làm cái gì mới”.

Về việc chọn bạn: “Cuộc sống quá ngắn ngủi để chơi với những ai kém linh hoạt”.

Về đạo đức: “Một trong những thứ khiến tôi ngứa mắt nhất là khi tới ngân hàng và thấy những quảng cáo mời chào vay tiền mua thêm một căn nhà nữa, thế là họ có thể thảnh thơi. Cách làm ấy thật ma quỷ”.

Về chiến lược: “Chúng tôi đã kiên định với ba tư tưởng lớn ở Amazon trong suốt 18 năm, và đó là lý do vì sao chúng tôi thành công: Đặt khách hàng lên trên hết. Sáng tạo. Bình tĩnh”.

Về tăng trưởng: “Mọi việc kinh doanh luôn luôn phải tươi trẻ. Nếu khách hàng của bạn mà già đi thì rồi bạn cũng sẽ đi theo Woolworth thôi”. 
(Chú thích: Woolworth là chuỗi gồm hàng trăm siêu thị giá rẻ trứ danh ở Anh, ra đời năm 1909. Công ty này đã phá sản và phải đóng cửa toàn bộ chuỗi siêu thị từ cuối năm 2008, đầu năm 2009).
Về sự xoay chuyển: “Nếu không cứng đầu, bạn sẽ phải sớm từ bỏ thử nghiệm. Còn nếu không mềm dẻo, bạn sẽ đâm đầu vào tường mà chẳng tìm ra phương án khác biệt nào cho vấn đề đang cố công giải quyết”.
Về tiếp thị: “Trong thế giới cũ, bạn bỏ ra 30% thời gian của mình để tạo ra một dịch vụ tuyệt vời, và dành 70% thời gian để quảng cáo về nó. Trong thế giới mới, những điều này sẽ đảo ngược lại”.
Về giá cả: “Có hai loại công ty, loại cố gắng thu càng nhiều phí càng tốt và loại thu càng ít càng hay. Chúng tôi sẽ là loại thứ hai”.
Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider

Khủng hoảng truyền thông, cần thiết phải được chuẩn bị trước

Nếu như chúng ta đi sâu vào nghiên cứu những đặc tính của khủng hoảng truyền thông, chúng ta sẽ thấy hé lộ một số bước cơ bản để giải quyết nó.

Để ứng phó với đặc tính bất ngờ của khủng hoảng truyền thông, các chuyên gia quản lý khủng hoảng truyền thông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quá trình chuẩn bị cho khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp, trong đó bao gồm việc xây dựng qui trình và hệ thống quản lý khủng hoảng truyền thông, cẩm nang ứng phó với khủng hoảng truyền thông và luyện tập ứng phó.

Một buổi tối tháng 7 năm 2005, điện thoại của tôi lại réo gọi ầm ĩ. Ở đầu dây bên kia là H. một phóng viên quen thuộc phụ trách mảng hàng không của báo L.D. “Có chuyện gì không H.” – tôi hỏi, linh cảm là đã có chuyện xấu xảy ra – “Anh biết tin gì chưa?” – “Tin gì?” – tôi hỏi. “Cái 777 của bọn anh mới bàn giao cho Vietnam Airlines ấy, bị nổ lốp rồi. Hành khách họ đang làm náo loạn lên ở trên sân bay, họ gọi cho bọn em. Em phải lên sân bay để làm tin đây, chắc ngày mai báo sẽ có tin. Báo để anh biết trước thế”.

Boeing bài học quản lý khủng khoảng
Boeing bài học quản lý khủng khoảng

Tôi tỉnh hẳn ngủ và thở dài thườn thượt! Lại một cuộc khủng hoảng truyền thông nữa phải đối phó! Tôi với tay tìm kính, bò dậy khỏi giường và tới giá sách rút ra một cuốn sách dày cộp. Đó là cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông của hãng máy bay Boeing.

Khi chính thức được lựa chọn thành tư vấn về truyền thông cho hãng máy bay Boeing, chúng tôi phải trải qua một quá trình tuyển chọn hết sức kỹ càng (và không phải không có phần máy móc) và được đào tạo còn kỹ hơn nữa. Kết thúc khóa học về quản lý khủng hoảng truyền thông “theo kiểu của Boeing”, chúng tôi được phát ba cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông. “Tại sao lại cần những ba cuốn” – khi đó tôi từ chối – “với chúng tôi chỉ một cuốn là đủ”. “Không, các anh cần ba cuốn. Một cuốn anh để ở cơ quan, một cuốn anh để ở nhà riêng, và một cuốn anh trao cho một người sẽ thay thế anh trong trường hợp anh không có mặt ở Việt Nam”. Ivy Takahashi, người quản lý chúng tôi ở Seatle nói.

Tôi mở trang đầu tiên của cuốn cẩm nang, đồng thời bật máy tính tìm số điện thoại của “sĩ quan trực chiến” (duty-officer). Ở cùng một thời điểm, Boeing bố trí 6 sĩ quan trực chiến ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Chúng tôi có số điện thoại nơi làm việc, số điện thoại di động, số máy pager (vâng ở thời điểm đó người ta vẫn còn sử dụng phổ biến máy pager), số điện thoại nhà riêng, số điện thoại của vợ anh ta, tóm lại, không thể có trường hợp là chúng tôi không thể tìm ra sỹ quan trực cho khu vực của mình. Hôm nay, sĩ quan trực của chúng tôi là P., trực khu vực châu Á Thái Bình Dương từ trụ sở của Boeing ở Seatle. Tôi thông báo chức vụ, khu vực và “Tôi xin báo cáo về một trường hợp khẩn cấp”. “Cấp độ?” P. hỏi. “Xanh dương” – tôi suy nghĩ rồi trả lời.

Thông thường, các cuộc khủng hoảng thường được phân theo cấp độ, mã hóa thành mầu. Da cam là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, và trong trường hợp đó, sĩ quan trực sẽ lập tức triệu tập phó chủ tịch phụ trách truyền thông (nếu cần thì dựng anh ta từ giường ngủ) tham gia vào cuộc hội thoại của chúng tôi. Đó là trường hợp nguy hiểm, và anh ta sẽ phải nối máy cho giám đốc phụ trách truyền thông trong cứu nạn – khẩn nguy.

Xanh dương ít nguy hiểm hơn, anh ta có thể trực tiếp giải quyết. “Chúng tôi có một trường hợp nổ lốp máy bay…” tôi báo cáo vắn tắt vấn đề. “Anh có cuốn cẩm nang ở đó không?” – Có, tôi đang nhìn vào nó đây”. “Hãy lật trang xxx, có mục nổ lốp máy bay, anh đã thấy chưa”. “Tôi đã đánh dấu đây rồi”. “Anh có thể đọc thấy các câu hỏi tôi sẽ phải lần lượt hỏi anh ở bên tay trái”. “Tôi thấy rồi”. “Tôi bắt đầu hỏi nhé” – P.tiếp tục – “ Câu hỏi thứ nhất: máy bay có bị cháy không” – “Không, tôi trả lời”. “Câu hỏi thứ hai: có tổn thất về hành khách không?” “Không”. “Câu hỏi thứ ba: máy bay và phi hành đoàn đang ở đâu?”. “Máy bay an toàn, phi hành đoàn an toàn, máy bay đang ở đường băng”. “Anh có thể tự tìm thấy câu trả lời ở bên phải, nhưng theo đúng trình tự, để tôi đọc lại cho anh nghe “không phải trách nhiệm của nhà sản xuất, trách nhiệm là của hãng hàng không”. Tôi hạ cấp độ nguy hiểm xuống vàng (có nghĩa là cần theo dõi tiếp, nhưng không có nguy hiểm trực tiếp). Tôi biết bây giờ đã quá nửa đêm giờ Hà Nội, hãy ngủ ngon nhé, không phải việc của chúng ta”.

Một cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông là thứ tối cần thiết cho một doanh nghiệp. Nếu được chuẩn bị chu đáo và biết cách sử dụng, cuốn cẩm nang đó có thể đảm bảo cho các nhân viên của bạn tự xử lý được ít nhất 90% các cuộc khủng hoảng truyền thông loại nhỏ (hãy nhìn từ một góc độ khác nhé, như vậy là có ít nhất 90% các vấn đề của bạn không trở thành khủng hoảng truyền thông).

Vậy thế nào là một cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông?

Nguyễn Thanh Sơn
Tổng giám đốc T&A Ogilvy

Kappa, thương hiệu của Thời trang và Thể thao

Kappa đem lại cho thể thao đẳng cấp cao nhất về phong cách thời trang. Người ta nói, thương hiệu này đã thời trang hóa thể thao.

Trong thế giới thương hiệu, Kappa không thuộc diện sáng giá hàng đầu, nhưng nổi tiếng và được mến mộ gần như chẳng kém bất cứ thương hiệu nào khác. Xét về logo thương hiệu, không một thương hiệu nào khác sánh được với logo của Kappa ở sự tương quan giữa ẩn ý nhân văn sâu xa và tính chân chất của diện mạo.

Logo thương hiệu tuyệt hảo nhất

Công ty Kappa là một công ty cổ phần được thành lập năm 1967 ở thành phố Turino của Italy. Nó thuộc tập đoàn Maglificio Calzificio Turinese và tập đoàn này được thành lập ở thành phố Turino năm 1916.

Logo Kappa
Logo Kappa

Đến tận ngày nay, vẫn không ai biết vì sao cái tên Kappa đã được chọn làm tên gọi của công ty, để rồi trở thành tên thương hiệu. Thủa ban đầu, Maglificio Calzificio Turinese (MCT) chỉ là một công xưởng nhỏ chuyên sản xuất tất chân và đồ lót. Cùng với việc Turino trở thành trung tâm dệt may ở Italy, MCT cũng dần phát triển thành công ty lớn, nhưng vẫn là công xưởng sản xuất và gia công chứ chưa có thương hiệu. Cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, MCT lâm vào khủng hoảng trầm trọng đến mức sự tồn tại của hãng bị đe doạ. MCT buộc phải tìm lối thoát ở định hướng kinh doanh mới là sản xuất thêm cả những sản phẩm may mặc khác chứ không chỉ đơn thuần có tất chân và đồ lót. Bước ngoặt quyết định đối với MCT giúp hãng này không những chỉ thoát hiểm mà còn trở nên sáng giá là gây dựng thương hiệu đồ thể thao Kappa năm 1967.

Trong lĩnh vực kinh doanh này, Kappa không phải người đi tiên phong, thậm chí còn có thể nói là đã chậm chân so với các đối thủ kì cựu khác như Adidas hay Puma … Có thể nói, Adidas và Puma từ lâu đã thống trị thế giới thương hiệu thể thao, nên Kappa muốn tránh cảnh “trâu chậm uống nước đục” chỉ có một cách phải tự phát đường mở lối chinh phục thị trường. Có nghĩa, Kappa phải tìm ra và làm những gì mà các thương hiệu khác không làm hoặc chưa làm. Và Kappa đã tìm thấy. Đó là kết hợp thể thao với thời trang, hay nói đúng hơn kết hợp giữa thời trang hóa thể thao với thể thao hóa thời trang. Định hướng kinh doanh và bí quyết thành công quyết định nhất của thương hiệu này đều ở đó.

Kappa thương hiệu của thời trang và thể thao
Kappa thương hiệu của thời trang và thể thao

Logo thương hiệu vốn đóng vai trò rất quan trọng giúp thương hiệu nổi tiếng. Ở Kappa, nó còn là giá trị phi vật thể của thương hiệu. Logo của thương hiệu này còn được đặt tên riêng là Omini, đơn giản chỉ là bóng của một đôi nam nữ ngồi tựa lưng vào nhau. Sau khi được đặt tên, Kappa cần có logo thương hiệu. Giới chủ hãng muốn có logo bao hàm trong đó cả dấu ấn của con người. Năm 1969, trong một lần chụp ảnh quảng cáo cho đồ bơi, cặp đôi nam nữ mệt mỏi ngồi tựa lưng vào nhau nghỉ ở ngay bên bể bơi và nhiếp ảnh gia chụp được tư thế đó. Hình ảnh này được chọn ngay làm logo cho thương hiệu Kappa. Rất ít thương hiệu có logo đơn giản đến như thế. Và càng không có thương hiệu nào có được logo đơn giản đến vậy mà ẩn ý sâu xa đến thế. Nó biểu tượng cho sự bình đẳng giữa nam và nữ, công bằng với nhau và tôn trọng lẫn nhau. Nó tượng trưng cho sự tương trợ lẫn nhau giữa người đàn ông và người đàn bà trong cuộc sống thường nhật, trong công danh sự nghiệp và trong thể thao. Nó là hình ảnh về sự hài hòa trong thế giới loài người. Nó tạo ấn tượng về sự hoàn hảo của một thể thống nhất. Chính vì thế, nó được coi là logo thương hiệu tuyệt hảo nhất trong thế giới thương hiệu.

Vì thể thao, nhờ thể thao

Tuy có cả những sản phẩm khác, nhưng Kappa được biết đến và cảm nhận nhiều nhất là thương hiệu đồ thể thao. Nhờ thể thao mà thương hiệu mới được sáng giá và nổi danh như ngày nay. Nhưng công bằng mà nói, nó cũng có những đóng góp quan trọng cho thể thao. Trong số những bí quyết thành công của thương hiệu này có một số vốn cũng là bí quyết thành công của nhiều thương hiệu khác như chất lượng sản phẩm cao mà giá cả lại phải chăng hay như tính đồng bộ của sản phẩm. Nhưng bí quyết thành công quyết định nhất của Kappa là đưa thời trang vào thể thao. Thời trang hóa thể thao đã đưa lại cho thể thao không chỉ phong cách mới mà còn cả đẳng cấp mới. Đồng thời, thể thao hóa thời trang đã đưa lại cho thời trang diện mạo và công năng mới, giúp cho thời trang gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật của con người. Đó chính là điều các thương hiệu thời trang và thể thao khác không làm được hoặc không có được thành công bền vững như Kappa.

Kappa là một trong những thương hiệu đầu tiên gắn với không chỉ cá nhân vận động viên, mà còn với cả câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia. Trong thập kỷ 70, Kappa tài trợ chính cho nhiều câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Âu. Thành tích thi đấu thể thao vang dội của họ làm bệ phóng cho uy tín của Kappa. Năm 1984, với việc là nhà tài trợ chính cho đội tuyển Olympic của Mỹ ở Thế vận hội mùa hè Los Angeles (Mỹ), Kappa bắt đầu nổi danh trên thế giới. Từ đó, Kappa tài trợ cho nhiều đội tuyển thể thao của nhiều quốc gia trên thế giới.

Sản phẩm mang tên thương hiệu này được các vận động viên, các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia ưa thích chính nhờ sự kết hợp hài hòa giữa thời trang và thể thao. Trang phục thể thao của Kappa đề cao những nét đẹp trên cơ thể vận động viên, tạo cảm giác thoải mái và tự tin trong thi đấu, đưa lại hình ảnh đẹp về họ trong con mắt của khán giả. Chất liệu, thiết kế, thẩm mỹ và công năng được hài hòa hóa cho từng môn thể thao và từng diện vận động viên. Kappa làm cho con người trở thành tâm điểm nổi bật trong thể thao và cuộc sống. Không phải trận thi đấu thể thao mà chính những vận động viên mới là điểm nhấn, thể thao phải vì con người và tôn vinh con người chứ không phải ngược lại. Thể thao và thời trang phải phục vụ cuộc sống con người chứ không ngược lại. Những nội hàm ấy đã ẩn hiện sâu xa trong logo của thương hiệu. Những thông điệp ấy đã được Kappa phát đi và coi là tôn chỉ mục đích kể từ khi ra đời đến nay.

Nguồn: Doanh Nhân Online

Những thương hiệu được thèm muốn nhất tại Mỹ năm 2013

làm thương hiệu cũng giống như kể một câu chuyện. Hành động của bạn sẽ định nghĩa nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm, cũng như sự thèm  muốn thương hiệu của bạn

brand-desire-measure-image

Sự thèm muốn thương hiệu (Brand Desires) có thể hiểu đơn giản là thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất trong Marketing thực tiễn. Để hiểu rõ khái niệm Sự thèm muốn thương hiệu, các doanh nghiệp, công ty phải xác định rõ: giá trị và mục tiêu của họ, theo đó sẽ dẫn dắt công ty tới 1 “khe hẹp” xác định (certain niche) được thể hiện thông qua hoạt động bán hàng các sản phẩm / dịch vụ của công ty.

Hoạt động của công ty cho thấy một thương hiệu được khách hàng của họ trung thành đến mức nào và Sự thèm muốn thương hiệu đến sau đó  như một phản ứng kéo theo. Khách hàng có xu hướng chi tiêu nhiều tiền hơn vào thương hiệu mà họ nghĩ đại diện cho tính cách của mình, hoặc cá tính của ai đó mà họ muốn được nhìn nhận như vậy. Xây dựng thương hiệu có cảm xúc đang bùng nổ, các công ty thường truyền tải nội dung liên quan tới khách hàng thông qua người nổi tiếng, văn hóa hoặc thậm chí cảm xúc. Khách hàng cũng quan tâm đến nền tảng thương hiệu, câu chuyện thương hiệu, ý tưởng và cách họ đã đưa tới tâm trí khách hàng theo thời gian. Đừng quên, làm thương hiệu cũng giống như kể một câu chuyện. Hành động của bạn sẽ định nghĩa nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm, cũng như sự thèm  muốn thương hiệu của bạn.

Điều này vượt xa các nguyên lý Kinh tế vi mô (Microeconomics 101) và đồ thị thị hiếu tiêu dùng bởi thị trường đã tăng trưởng theo thời gian. Và khái quát hóa đến một mức độ nhất định sẽ hạn chế chúng ta trong một bối cảnh cụ thể rằng chúng ta không hiểu hết được đặc tính nhân khẩu học đó chính là việc mua (tiêu dùng). Tất cả các khách hàng đều thực sự muốn được hạnh phúc, và các công ty làm cho họ hạnh phúc bằng những phát kiến và sáng tạo. Do đó, ví dụ “Hãy nói rằng chúng tôi có Pepsi trên trục X và Coke trên trục Y” là không đủ, bởi vì tôi muốn vani Coke nhưng tôi thà mua Pepsi Diet (giả định) vì bao bì rất “Cool”.

Dưới đây là những thương hiệu được thèm muốn nhất của năm theo đề xuất của Clear, một công ty tư vấn chiến lược marketing và một phần tập đoàn M&C Saatchi. Bạn sẽ nhận thấy, những thương hiệu này thực sự sáng tạo, cách mạng (innovative), luôn cải tiến công nghệ, có thứ hạng cao (Ikea, Fiat, Axe). Tuy nhiên, một số khác lại mắc sai lầm bởi họ không cung cấp đúng dịch vụ khi được mong đợi​, và dù sao nó cũng sẽ có một vị trí tồi tệ hơn trên xếp hạng. Apple đã tự thả bom mình khi bản đồ không hoạt động hoàn chỉnh, tất nhiên sức mạnh thương hiệu của họ suy giảm. Cũng như vậy, P&G  cũng bị xếp hạng thấp vì họ đã trở nên khá nhàm chán trong một thị trường chuyển biến nhanh, nơi mà bạn luôn phải có những ý tưởng và giải pháp mới.

americas-most-desirable-brands-infographic-full

Bạn nghĩ sao, xin mời để lại comment bên dưới:

Source: Brand Magazine

Ứng dụng INFOGRAPHICS trong thiết kế bao bì sản phẩm?

Infographics có thể hiểu đơn giản là 1 sản phẩm thiết kế theo một hệ thống thị giác có thể tổ chức bất kỳ loại và số lượng thông tin một cách chặt chẽ và trực quan.

Với sự gia tăng của xu hướng mới về việc sử dụng dữ liệu trực quan và sinh động, các bạn đừng ngạc nhiên khi mọi người đang nghĩ về các cách sử dụng Infographics vào một số việc để tạo ra sự khác biệt hơn là những con số và bảng tính đơn giản.

Alejandro Grima đã cho chúng ta một lý thuyết thú vị về cách sử dụng infographics một cách thông minh trong thiết kế bao bì sản phẩm thông qua một dự án của sinh viên của mình. InFusion tea packagin design.

infographics 01

Grima nhận định rằng các giải pháp thiết kế dựa trên nhu cầu của thương hiệu trong việc tương tác với người sử dụng các thuộc tính của từng sản phẩm. Và còn để khác biệt hoác nhiểu chủng loại sản phẩm khác nhau.

infographics 04 infographics 03 infographics 02

infographics 05

infographics 06

Khi bạn bắt đầu suy nghĩ về nó, ứng dụng infographics trong thiết kế bao bị thực sự là một trong những cách sáng tạo nhất để cung cấp thông tin cho người dùng mà vốn họ không thực sự mong muốn tìm hiểu. Khả năng ứng dụng infographics là không giới hạn, từ kiểu đơn giản đến những kiểu phức tạp, lộn xộn…

Nhưng cuối cùng, infographics sẽ giống như một câu chuyện. Có gì là quan trọng trong một thương hiệu khi câu chuyện của chính nó khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào.

By TomQ (Source: Branding magazine)

Honda để lỡ sóng lớn…

Năm 2010 mở ra với đầy ắp cơ hội cho Honda, nhưng nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này đã không thể biến cơ hội thành “bàn thắng”.

Năm 2010, Toyota – đồng hương nhưng cũng là một đối thủ lớn của Honda – rơi vào tâm bão triệu hồi xe. Trong khi đó, hai trong số ba đại gia ô tô Mỹ – GM và Chrysler – còn đang “run rẩy” sau khi thoát khỏi tình trạng bảo hộ phá sản. Trong bối cảnh đó, Honda hoàn toàn có cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Nhưng năm 2010 sắp qua đi mà nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Nhật Bản hầu như không có bước đột phá.

Thay vì nắm lấy cơ hội để vượt qua các đối thủ tại Mỹ, doanh số của Honda tại Mỹ chỉ tăng khiêm tốn 4% trong 11 tháng đầu năm 2010, trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn thị trường là 11%.

“Honda đã không đón được con sóng hồi phục của thị trường ô tô,” ông Lincoln Merrihew, giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Compete Automotive tại Mỹ, nhận xét.

Hai sản phẩm chiến lược của hãng là Civic và CR-V đang ở vào năm cuối cùng của vòng đời sản phẩm, chuẩn bị cho thế hệ mới ra mắt; còn Accord phiên bản mới thiết kế lại đã có mặt trên thị trường được 18 tháng. Nói cách khác, danh mục sản phẩm của Honda trong một năm đầy cơ hội như 2010 lại thiếu mất yếu tố “mới”. Đây có thể xem như yếu tố khách quan, Honda khó xoay chuyển một sớm một chiều.

Nhưng còn nhiều vấn đề khác Honda lẽ ra có thể khắc phục để nắm bắt cơ hội, như sự quan tâm của khách hàng giảm xuống, hệ thống kiểm kê hàng tồn kho đã lạc hậu, và sức hấp dẫn với khách hàng trẻ giảm sút.

Honda đã mắc một số sai lầm lớn. Ví dụ, tại Mỹ, thị trường ô tô lớn thứ hai thế giới, Honda lại kiềm chế sản xuất và giữ hàng trong kho vào tháng 2, khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, và cơ hội mở ra cho các nhà sản xuất quyết liệt hơn.

Ông John Mendel, phó chủ tịch Honda Mỹ, thừa nhận rằng Honda đã sản xuất chậm lại từ thời kỳ suy giảm kinh tế. Thêm vào đó, sản phẩm thiếu nét mới kết hợp với sự e ngại giảm giá của Honda vào thời điểm khách mua xe rất quan tâm tới giá cả đã khiến Honda không theo kịp những hãng sẵn sàng giảm giá cho khách và nhiệt tình bán xe theo hợp đồng lớn (như của các công ty cho thuê xe).

Không quan tâm tới thị phần?

Quan điểm của Honda? Đó chỉ là một chớp sáng không quan trọng.

Ở Honda, “không ai nói về thị phần cả,” ông Mendel tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây. “Việc chạy theo thị phần sẽ đẩy bạn vào những thói quen xấu. Chúng tôi lập kế hoạch kinh doanh với doanh số xe nhất định. Chúng tôi không lập kế hoạch dựa trên thị phần mục tiêu. Ví dụ chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số 2% hoặc 3% cho cả thời kỳ thuận lợi và kém thuận lợi của thị trường. Và sẽ có lúc chúng tôi có thị phần cần thiết.”

Honda sợ tăng sản lượng quá sớm, và họ đã phải trả giá cho sự thận trọng đó.

“Chúng tôi có năng lực sản xuất. Chúng tôi đã thấy đốm sáng trên thị trường xe việt dã, nhưng chúng tôi muốn chắc chắn rằng đó là dấu hiệu tăng trưởng bền vững, nên chúng tôi đã chậm chân 6 tháng,” ông Mendel cho biết.

Vấn đề còn nghiêm trọng hơn thế.

Các đại lý của Honda không đủ hàng để bán cho khách. Hệ thống quản lý và phân bổ hàng của Honda được thiết kế từ khi Honda có ít sản phẩm và các phiên bản của một mẫu xe. Sự phát triển của danh mục sản phẩm đi nhanh hơn năng lực đáp ứng của hệ thống quản lý hàng dự trữ. Và điều này làm hạn chế năng lực cung ứng của các đại lý.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Compete Automotive, Honda cũng không giành được đối tượng khách hàng đi khảo giá nhiều đại lý, nhiều thương hiệu trước khi quyết định mua xe.

Tại Mỹ, vào dịp hè, Hyundai – thương hiệu có doanh số chỉ bằng một nửa Honda – chút xíu nữa là vượt Honda về tỷ lệ khách hàng mua xe theo tên tuổi thương hiệu, theo khảo sát của Compete. Và công ty này cho biết số khách hàng gia nhập thị trường xe thương hiệu mới đang tăng nhanh hơn số khách hàng quan tâm đích xác tới thương hiệu Honda.

“Khách ghé đại lý Ford và Hyundai ít chuyển sang Honda hơn,” ông Merrihew cho biết. “Ngay cả khách của Toyota cũng ít chuyển sang Honda.”

Trung thành, nhưng…

Tỷ lệ khách hàng trung thành của Honda (đã mua xe Honda và tiếp tục mua xe Honda cho lần kế tiếp) vẫn tăng, từ 42% năm 2001 lên khoảng 56% trong năm nay, theo số liệu của R.L. Polk. Mức trung bình của ngành là khoảng 44%.

Khi có sản phẩm mới ra mắt thì sự trung thành của khách hàng có ý nghĩa tích cực với doanh số. Nhưng gần đây Honda lại ít sản phẩm mới.

Dù nằm trong tâm bão thu hồi xe, nhưng Toyota vẫn “hạ gục” Honda trong hai cuộc chiến sản phẩm mới.

Thứ nhất, kể từ khi ra mắt vào đầu năm đến nay, Prius thế hệ mới bán chạy hơn Insight mới với tỷ lệ 8:1. Honda Mỹ kỳ vọng bán được từ 60.000 – 80.000 xe Insight mỗi năm, nhưng tính đến hết tháng 11, doanh số mới chỉ đạt 19.325 chiếc. Đó có thể là lý do tuần trước Honda ra mắt một phiên bản tiêu chuẩn của Insight, với giá rẻ hơn Prius bản tiêu chuẩn 4.610 USD.

Trận chiến thứ hai là Accord Crosstour thua Toyota Venza (giá tiêu chuẩn rẻ hơn khoảng 1.500 USD tại Mỹ. Tính đến hết tháng 11, doanh số của Venza đạt 43.325 chiếc, trong khi Crosstour chỉ đạt 25.927 chiếc, dù theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường ô tô TrueCar tại Mỹ, lượng hàng dự trữ và mức chiết khấu của Crosstour đều lớn hơn Venza.

Mẫu coupe hybrid thể thao mới của Honda là CR-Z cũng đang có doanh số không khả quan. Duy có mẫu Odyssey phiên bản mới, vừa ra mắt hồi tháng 9, đã có một khởi đầu lạc quan.

Art Wright, chủ một đại lý xe Honda và Hyundai ở Mỹ, cho biết marketing chưa bao giờ là thế mạnh của Honda. Và với sự cạnh tranh quyết liệt từ Hyundai và Ford, ông Wright cho rằng Honda cần thay đổi quan điểm marketing.

“Chúng tôi trước nay luôn là một công ty có thiên hướng chú trọng vào sản phẩm. Nhưng giờ đây thị trường có xu hướng chú trọng vào giá trị, và bạn phải có chính sách marketing đúng đắn đi theo nó,” ông cho biết.

Cơ hội phía trước

Lãnh đạo Honda và một số đại lý trông chờ năm 2011 lạc quan hơn. Họ kỳ vọng sự phục hồi kinh tế sẽ diễn ra cùng với việc xe Civic và CR-V thế hệ mới sẽ ra mắt, Accord cũng được thiết kế lại cho phiên bản 2012.

Ông Mendel tập trung vào thành công ban đầu của mẫu Odyssey minivan phiên bản mới thiết kế lại, thay vì những sản phẩm kén khách như Crosstour và CR-Z. Doanh số của Odyssey phiên bản mới đã tăng gần 50% so với doanh số cùng kỳ năm ngoái của phiên bản cũ.

Có vẻ như Honda đã bắt được nhịp thị trường khi tăng sản lượng xe việt dã và đa dụng tại Bắc Mỹ. Doanh số gần đây của các xe Odyssey, Pilot và CR-V đều tăng.

Honda cũng tích cực hơn trong cuộc chiến chiết khấu giá xe tại Mỹ. Trong quý IV, Honda cũng đã giới thiệu gói kích cầu, với mức hỗ trợ cho các đại lý từ 500 – 2.500 USD/xe với các mẫu Civic và Accord, nhằm đẩy doanh số tăng 16%.

Mẫu Civic đã đạt mục tiêu tăng trưởng doang số này trong tháng 11, nhưng mẫu Accord mới chỉ đạt mức 10%.

Chuẩn bị bước sang một năm mới với những thách thức và cơ hội mới, hãy điểm qua những thế mạnh và điểm yếu của Honda:

Thế mạnh:

• Mẫu Odyssey đang có sự khởi đầu tốt

• Civic, CR-V sẽ có thế hệ mới ra mắt trong năm 2011

• Lượng hàng tồn kho thấp

• Độ trung thành của khách hàng cao

Điểm yếu:

• Không có xe mới mang tính đột phá

• Phong cách thiết kế thiếu cá tính

• Hệ thống quản lý hàng lưu kho đã lạc hậu

• Ít thu hút được khách của các thương hiệu khác

(Theo Dantri.com.vn / Theo Automotive News)