Khủng hoảng truyền thông, cần thiết phải được chuẩn bị trước

Nếu như chúng ta đi sâu vào nghiên cứu những đặc tính của khủng hoảng truyền thông, chúng ta sẽ thấy hé lộ một số bước cơ bản để giải quyết nó.

Để ứng phó với đặc tính bất ngờ của khủng hoảng truyền thông, các chuyên gia quản lý khủng hoảng truyền thông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quá trình chuẩn bị cho khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp, trong đó bao gồm việc xây dựng qui trình và hệ thống quản lý khủng hoảng truyền thông, cẩm nang ứng phó với khủng hoảng truyền thông và luyện tập ứng phó.

Một buổi tối tháng 7 năm 2005, điện thoại của tôi lại réo gọi ầm ĩ. Ở đầu dây bên kia là H. một phóng viên quen thuộc phụ trách mảng hàng không của báo L.D. “Có chuyện gì không H.” – tôi hỏi, linh cảm là đã có chuyện xấu xảy ra – “Anh biết tin gì chưa?” – “Tin gì?” – tôi hỏi. “Cái 777 của bọn anh mới bàn giao cho Vietnam Airlines ấy, bị nổ lốp rồi. Hành khách họ đang làm náo loạn lên ở trên sân bay, họ gọi cho bọn em. Em phải lên sân bay để làm tin đây, chắc ngày mai báo sẽ có tin. Báo để anh biết trước thế”.

Boeing bài học quản lý khủng khoảng
Boeing bài học quản lý khủng khoảng

Tôi tỉnh hẳn ngủ và thở dài thườn thượt! Lại một cuộc khủng hoảng truyền thông nữa phải đối phó! Tôi với tay tìm kính, bò dậy khỏi giường và tới giá sách rút ra một cuốn sách dày cộp. Đó là cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông của hãng máy bay Boeing.

Khi chính thức được lựa chọn thành tư vấn về truyền thông cho hãng máy bay Boeing, chúng tôi phải trải qua một quá trình tuyển chọn hết sức kỹ càng (và không phải không có phần máy móc) và được đào tạo còn kỹ hơn nữa. Kết thúc khóa học về quản lý khủng hoảng truyền thông “theo kiểu của Boeing”, chúng tôi được phát ba cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông. “Tại sao lại cần những ba cuốn” – khi đó tôi từ chối – “với chúng tôi chỉ một cuốn là đủ”. “Không, các anh cần ba cuốn. Một cuốn anh để ở cơ quan, một cuốn anh để ở nhà riêng, và một cuốn anh trao cho một người sẽ thay thế anh trong trường hợp anh không có mặt ở Việt Nam”. Ivy Takahashi, người quản lý chúng tôi ở Seatle nói.

Tôi mở trang đầu tiên của cuốn cẩm nang, đồng thời bật máy tính tìm số điện thoại của “sĩ quan trực chiến” (duty-officer). Ở cùng một thời điểm, Boeing bố trí 6 sĩ quan trực chiến ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Chúng tôi có số điện thoại nơi làm việc, số điện thoại di động, số máy pager (vâng ở thời điểm đó người ta vẫn còn sử dụng phổ biến máy pager), số điện thoại nhà riêng, số điện thoại của vợ anh ta, tóm lại, không thể có trường hợp là chúng tôi không thể tìm ra sỹ quan trực cho khu vực của mình. Hôm nay, sĩ quan trực của chúng tôi là P., trực khu vực châu Á Thái Bình Dương từ trụ sở của Boeing ở Seatle. Tôi thông báo chức vụ, khu vực và “Tôi xin báo cáo về một trường hợp khẩn cấp”. “Cấp độ?” P. hỏi. “Xanh dương” – tôi suy nghĩ rồi trả lời.

Thông thường, các cuộc khủng hoảng thường được phân theo cấp độ, mã hóa thành mầu. Da cam là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, và trong trường hợp đó, sĩ quan trực sẽ lập tức triệu tập phó chủ tịch phụ trách truyền thông (nếu cần thì dựng anh ta từ giường ngủ) tham gia vào cuộc hội thoại của chúng tôi. Đó là trường hợp nguy hiểm, và anh ta sẽ phải nối máy cho giám đốc phụ trách truyền thông trong cứu nạn – khẩn nguy.

Xanh dương ít nguy hiểm hơn, anh ta có thể trực tiếp giải quyết. “Chúng tôi có một trường hợp nổ lốp máy bay…” tôi báo cáo vắn tắt vấn đề. “Anh có cuốn cẩm nang ở đó không?” – Có, tôi đang nhìn vào nó đây”. “Hãy lật trang xxx, có mục nổ lốp máy bay, anh đã thấy chưa”. “Tôi đã đánh dấu đây rồi”. “Anh có thể đọc thấy các câu hỏi tôi sẽ phải lần lượt hỏi anh ở bên tay trái”. “Tôi thấy rồi”. “Tôi bắt đầu hỏi nhé” – P.tiếp tục – “ Câu hỏi thứ nhất: máy bay có bị cháy không” – “Không, tôi trả lời”. “Câu hỏi thứ hai: có tổn thất về hành khách không?” “Không”. “Câu hỏi thứ ba: máy bay và phi hành đoàn đang ở đâu?”. “Máy bay an toàn, phi hành đoàn an toàn, máy bay đang ở đường băng”. “Anh có thể tự tìm thấy câu trả lời ở bên phải, nhưng theo đúng trình tự, để tôi đọc lại cho anh nghe “không phải trách nhiệm của nhà sản xuất, trách nhiệm là của hãng hàng không”. Tôi hạ cấp độ nguy hiểm xuống vàng (có nghĩa là cần theo dõi tiếp, nhưng không có nguy hiểm trực tiếp). Tôi biết bây giờ đã quá nửa đêm giờ Hà Nội, hãy ngủ ngon nhé, không phải việc của chúng ta”.

Một cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông là thứ tối cần thiết cho một doanh nghiệp. Nếu được chuẩn bị chu đáo và biết cách sử dụng, cuốn cẩm nang đó có thể đảm bảo cho các nhân viên của bạn tự xử lý được ít nhất 90% các cuộc khủng hoảng truyền thông loại nhỏ (hãy nhìn từ một góc độ khác nhé, như vậy là có ít nhất 90% các vấn đề của bạn không trở thành khủng hoảng truyền thông).

Vậy thế nào là một cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông?

Nguyễn Thanh Sơn
Tổng giám đốc T&A Ogilvy

Kappa, thương hiệu của Thời trang và Thể thao

Kappa đem lại cho thể thao đẳng cấp cao nhất về phong cách thời trang. Người ta nói, thương hiệu này đã thời trang hóa thể thao.

Trong thế giới thương hiệu, Kappa không thuộc diện sáng giá hàng đầu, nhưng nổi tiếng và được mến mộ gần như chẳng kém bất cứ thương hiệu nào khác. Xét về logo thương hiệu, không một thương hiệu nào khác sánh được với logo của Kappa ở sự tương quan giữa ẩn ý nhân văn sâu xa và tính chân chất của diện mạo.

Logo thương hiệu tuyệt hảo nhất

Công ty Kappa là một công ty cổ phần được thành lập năm 1967 ở thành phố Turino của Italy. Nó thuộc tập đoàn Maglificio Calzificio Turinese và tập đoàn này được thành lập ở thành phố Turino năm 1916.

Logo Kappa
Logo Kappa

Đến tận ngày nay, vẫn không ai biết vì sao cái tên Kappa đã được chọn làm tên gọi của công ty, để rồi trở thành tên thương hiệu. Thủa ban đầu, Maglificio Calzificio Turinese (MCT) chỉ là một công xưởng nhỏ chuyên sản xuất tất chân và đồ lót. Cùng với việc Turino trở thành trung tâm dệt may ở Italy, MCT cũng dần phát triển thành công ty lớn, nhưng vẫn là công xưởng sản xuất và gia công chứ chưa có thương hiệu. Cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, MCT lâm vào khủng hoảng trầm trọng đến mức sự tồn tại của hãng bị đe doạ. MCT buộc phải tìm lối thoát ở định hướng kinh doanh mới là sản xuất thêm cả những sản phẩm may mặc khác chứ không chỉ đơn thuần có tất chân và đồ lót. Bước ngoặt quyết định đối với MCT giúp hãng này không những chỉ thoát hiểm mà còn trở nên sáng giá là gây dựng thương hiệu đồ thể thao Kappa năm 1967.

Trong lĩnh vực kinh doanh này, Kappa không phải người đi tiên phong, thậm chí còn có thể nói là đã chậm chân so với các đối thủ kì cựu khác như Adidas hay Puma … Có thể nói, Adidas và Puma từ lâu đã thống trị thế giới thương hiệu thể thao, nên Kappa muốn tránh cảnh “trâu chậm uống nước đục” chỉ có một cách phải tự phát đường mở lối chinh phục thị trường. Có nghĩa, Kappa phải tìm ra và làm những gì mà các thương hiệu khác không làm hoặc chưa làm. Và Kappa đã tìm thấy. Đó là kết hợp thể thao với thời trang, hay nói đúng hơn kết hợp giữa thời trang hóa thể thao với thể thao hóa thời trang. Định hướng kinh doanh và bí quyết thành công quyết định nhất của thương hiệu này đều ở đó.

Kappa thương hiệu của thời trang và thể thao
Kappa thương hiệu của thời trang và thể thao

Logo thương hiệu vốn đóng vai trò rất quan trọng giúp thương hiệu nổi tiếng. Ở Kappa, nó còn là giá trị phi vật thể của thương hiệu. Logo của thương hiệu này còn được đặt tên riêng là Omini, đơn giản chỉ là bóng của một đôi nam nữ ngồi tựa lưng vào nhau. Sau khi được đặt tên, Kappa cần có logo thương hiệu. Giới chủ hãng muốn có logo bao hàm trong đó cả dấu ấn của con người. Năm 1969, trong một lần chụp ảnh quảng cáo cho đồ bơi, cặp đôi nam nữ mệt mỏi ngồi tựa lưng vào nhau nghỉ ở ngay bên bể bơi và nhiếp ảnh gia chụp được tư thế đó. Hình ảnh này được chọn ngay làm logo cho thương hiệu Kappa. Rất ít thương hiệu có logo đơn giản đến như thế. Và càng không có thương hiệu nào có được logo đơn giản đến vậy mà ẩn ý sâu xa đến thế. Nó biểu tượng cho sự bình đẳng giữa nam và nữ, công bằng với nhau và tôn trọng lẫn nhau. Nó tượng trưng cho sự tương trợ lẫn nhau giữa người đàn ông và người đàn bà trong cuộc sống thường nhật, trong công danh sự nghiệp và trong thể thao. Nó là hình ảnh về sự hài hòa trong thế giới loài người. Nó tạo ấn tượng về sự hoàn hảo của một thể thống nhất. Chính vì thế, nó được coi là logo thương hiệu tuyệt hảo nhất trong thế giới thương hiệu.

Vì thể thao, nhờ thể thao

Tuy có cả những sản phẩm khác, nhưng Kappa được biết đến và cảm nhận nhiều nhất là thương hiệu đồ thể thao. Nhờ thể thao mà thương hiệu mới được sáng giá và nổi danh như ngày nay. Nhưng công bằng mà nói, nó cũng có những đóng góp quan trọng cho thể thao. Trong số những bí quyết thành công của thương hiệu này có một số vốn cũng là bí quyết thành công của nhiều thương hiệu khác như chất lượng sản phẩm cao mà giá cả lại phải chăng hay như tính đồng bộ của sản phẩm. Nhưng bí quyết thành công quyết định nhất của Kappa là đưa thời trang vào thể thao. Thời trang hóa thể thao đã đưa lại cho thể thao không chỉ phong cách mới mà còn cả đẳng cấp mới. Đồng thời, thể thao hóa thời trang đã đưa lại cho thời trang diện mạo và công năng mới, giúp cho thời trang gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật của con người. Đó chính là điều các thương hiệu thời trang và thể thao khác không làm được hoặc không có được thành công bền vững như Kappa.

Kappa là một trong những thương hiệu đầu tiên gắn với không chỉ cá nhân vận động viên, mà còn với cả câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia. Trong thập kỷ 70, Kappa tài trợ chính cho nhiều câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Âu. Thành tích thi đấu thể thao vang dội của họ làm bệ phóng cho uy tín của Kappa. Năm 1984, với việc là nhà tài trợ chính cho đội tuyển Olympic của Mỹ ở Thế vận hội mùa hè Los Angeles (Mỹ), Kappa bắt đầu nổi danh trên thế giới. Từ đó, Kappa tài trợ cho nhiều đội tuyển thể thao của nhiều quốc gia trên thế giới.

Sản phẩm mang tên thương hiệu này được các vận động viên, các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia ưa thích chính nhờ sự kết hợp hài hòa giữa thời trang và thể thao. Trang phục thể thao của Kappa đề cao những nét đẹp trên cơ thể vận động viên, tạo cảm giác thoải mái và tự tin trong thi đấu, đưa lại hình ảnh đẹp về họ trong con mắt của khán giả. Chất liệu, thiết kế, thẩm mỹ và công năng được hài hòa hóa cho từng môn thể thao và từng diện vận động viên. Kappa làm cho con người trở thành tâm điểm nổi bật trong thể thao và cuộc sống. Không phải trận thi đấu thể thao mà chính những vận động viên mới là điểm nhấn, thể thao phải vì con người và tôn vinh con người chứ không phải ngược lại. Thể thao và thời trang phải phục vụ cuộc sống con người chứ không ngược lại. Những nội hàm ấy đã ẩn hiện sâu xa trong logo của thương hiệu. Những thông điệp ấy đã được Kappa phát đi và coi là tôn chỉ mục đích kể từ khi ra đời đến nay.

Nguồn: Doanh Nhân Online

Facebook Contest, Truy tìm Fonepad

Thể lệ cuộc thi Truy tìm Fonepad

facebook contest Truy tim fonepad

1. Đối tượng dự thi: Tất cả các fan của ASUS
2. Ban tổ chức: ASUS Việt Nam
3. Thời gian thi: Cuộc thi được chi ra làm 4 tuần.

Tuần thứ nhất từ 01/07 đến 07/07,

Tuần thứ hai từ 28/07 đến  03/08,

Tuần thứ ba từ 04/08 đến 10/08,

Tuần thứ tư từ 11/08 đến 17/07.

4. Cách tham gia: Người tham gia theo hướng dẫn chơi để sưu tập những tính năng đặc biệt của Fonepad. Thu thập đủ bộ tính năng sẽ được “tặng” 01 Fonepad ảo. Người thắng giải là người đạt được nhiều Fonepad ảo nhất và mời được nhiều bạn bè tham gia nhất.
5. Giải thưởng:
– 1 Giải đặc biệt: 1 chuyến du lịch 3 ngày 2 đêm dành cho 2 người tại Resort nổi tiếng ở Nha Trang trị giá 12,000,000 VND – dành cho người thu thập được nhiều Fonepad ảo và có nhiều bạn bè cùng chơi nhất trong tháng
– Giải Tuần:

+ 1 giải nhất: 1 Fonepad (dành cho người thu thập được nhiều Fonepad và có nhiều bạn bè cùng chơi nhất của tuần)
+ 2 giải nhì: 2 Headfone Hs101 (dành cho người thu thập được nhiều Fonepad và có nhiều bạn bè cùng chơi xếp thứ hai và thứ ba của tuần)
+ 3 giải ba: 1 túi chống sốc và 1 áo thun Polo ASUS (dành cho người thu thập được nhiều fonepad và có nhiều bạn bè cùng chơi xếp thứ tư, năm và thứ sáu tuần)
6. Kết quả chung cuộc: Dựa trên kết quả ghi nhận từ hệ thống.
7. Các quy định khác:
– Người đạt giải đặc biệt sẽ phải lo toàn bộ chi phí vận chuyển đến Resort
– Người đạt giải sẽ nhận giải tại văn phòng ASUS Lầu 6, Cao ốc Qunimex, 28 Nguyễn Thị Diệu, Q. 3, TP.HCM. Nếu ở ngoài TP.HCM, BTC sẽ chuyển giải thưởng qua đường bưu điện sau khi xác thực thông tin.

– Người đạt giải cao nhất mỗi tuần sẽ không được tính tham gia các tuần kế tiếp, nhưng vẫn tính giải chung cuộc
– Ban tổ chức có toàn quyền sử dụng thông tin người thắng giải để công bố rộng rãi trên phương tiện truyền thông
– Kết quả mà ban tổ chức công bố là kết quả cuối cùng.
– Nhân viên của ASUS và nhân viên thuộc đơn vị phát triển ứng dụng Halo Digital không được tham gia chương trình
– Người dự thi là người đồng ý mọi điều khoản trên.

Truy tim fonepad

Giao diện web: truytimfonepad.vn

 

#Asus

Những thương hiệu được thèm muốn nhất tại Mỹ năm 2013

làm thương hiệu cũng giống như kể một câu chuyện. Hành động của bạn sẽ định nghĩa nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm, cũng như sự thèm  muốn thương hiệu của bạn

brand-desire-measure-image

Sự thèm muốn thương hiệu (Brand Desires) có thể hiểu đơn giản là thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất trong Marketing thực tiễn. Để hiểu rõ khái niệm Sự thèm muốn thương hiệu, các doanh nghiệp, công ty phải xác định rõ: giá trị và mục tiêu của họ, theo đó sẽ dẫn dắt công ty tới 1 “khe hẹp” xác định (certain niche) được thể hiện thông qua hoạt động bán hàng các sản phẩm / dịch vụ của công ty.

Hoạt động của công ty cho thấy một thương hiệu được khách hàng của họ trung thành đến mức nào và Sự thèm muốn thương hiệu đến sau đó  như một phản ứng kéo theo. Khách hàng có xu hướng chi tiêu nhiều tiền hơn vào thương hiệu mà họ nghĩ đại diện cho tính cách của mình, hoặc cá tính của ai đó mà họ muốn được nhìn nhận như vậy. Xây dựng thương hiệu có cảm xúc đang bùng nổ, các công ty thường truyền tải nội dung liên quan tới khách hàng thông qua người nổi tiếng, văn hóa hoặc thậm chí cảm xúc. Khách hàng cũng quan tâm đến nền tảng thương hiệu, câu chuyện thương hiệu, ý tưởng và cách họ đã đưa tới tâm trí khách hàng theo thời gian. Đừng quên, làm thương hiệu cũng giống như kể một câu chuyện. Hành động của bạn sẽ định nghĩa nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm, cũng như sự thèm  muốn thương hiệu của bạn.

Điều này vượt xa các nguyên lý Kinh tế vi mô (Microeconomics 101) và đồ thị thị hiếu tiêu dùng bởi thị trường đã tăng trưởng theo thời gian. Và khái quát hóa đến một mức độ nhất định sẽ hạn chế chúng ta trong một bối cảnh cụ thể rằng chúng ta không hiểu hết được đặc tính nhân khẩu học đó chính là việc mua (tiêu dùng). Tất cả các khách hàng đều thực sự muốn được hạnh phúc, và các công ty làm cho họ hạnh phúc bằng những phát kiến và sáng tạo. Do đó, ví dụ “Hãy nói rằng chúng tôi có Pepsi trên trục X và Coke trên trục Y” là không đủ, bởi vì tôi muốn vani Coke nhưng tôi thà mua Pepsi Diet (giả định) vì bao bì rất “Cool”.

Dưới đây là những thương hiệu được thèm muốn nhất của năm theo đề xuất của Clear, một công ty tư vấn chiến lược marketing và một phần tập đoàn M&C Saatchi. Bạn sẽ nhận thấy, những thương hiệu này thực sự sáng tạo, cách mạng (innovative), luôn cải tiến công nghệ, có thứ hạng cao (Ikea, Fiat, Axe). Tuy nhiên, một số khác lại mắc sai lầm bởi họ không cung cấp đúng dịch vụ khi được mong đợi​, và dù sao nó cũng sẽ có một vị trí tồi tệ hơn trên xếp hạng. Apple đã tự thả bom mình khi bản đồ không hoạt động hoàn chỉnh, tất nhiên sức mạnh thương hiệu của họ suy giảm. Cũng như vậy, P&G  cũng bị xếp hạng thấp vì họ đã trở nên khá nhàm chán trong một thị trường chuyển biến nhanh, nơi mà bạn luôn phải có những ý tưởng và giải pháp mới.

americas-most-desirable-brands-infographic-full

Bạn nghĩ sao, xin mời để lại comment bên dưới:

Source: Brand Magazine

Artwork, Behind the Scenes: FIAT Body Paint Shoot

Với nghệ thuật body painting, 12 người mẫu nữ khỏa thân đã xếp hình tạo thành chiếc ôtô Fiat 500 Abarth Cabrio trong một quảng cáo mới vừa xuất hiện trên tạp chí ESPN The Magazine gây được nhiều hứng thú cho người xem.

Để giải đáp cho thắc mắc của rất nhiều người là chỉ với 12 mẫu nữ, họ đã biểu diễn và tạo hình như thế nào để hình thành nên được mô hình của một chiếc ôtô hoàn hảo đến vậy, Fiat đã đăng tải đoạn video hậu trường thực hiện quá trình làm quảng cáo trên Live leak. Clip này ngay sau đó đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt xem.

Youtube

6 lời khuyên hữu ích của tỉ phú Warren Buffett

warren-buffett-lesson

– VỀ KIẾM TIỀN: đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.

– VỀ TIÊU TIỀN: nếu như bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần.

– VỀ TIẾT KIỆM TIỀN: không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.

– VỀ MẠO HIỂM: đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.

– VỀ ĐẦU TƯ: đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.

– VỀ SỰ KÌ VỌNG: Trung thực là một món quà vô cùng đắt giá và đừng mong chờ chúng từ những kẻ rẻ tiền.

ST

Lesson, “Thay đổi thông điệp, thay đổi hiệu quả”

Một đứa bé trai bị mù, ngồi bên lề đường, với một cái nón đặt gần chân nó. Nó dựng một tấm bảng có ghi như vầy: “Tôi bị mù, xin giúp tôi”. Trong cái nón của nó, lúc đó chỉ có thưa thớt một vài đồng bạc cắc.

Image

Một người đàn ông đi qua. Ông ta thò tay vào túi, lấy ra vài đồng bạc rồi thả vào cái nón. Sau đó, ông với tay lấy cái bảng, xoay mặt sau ra phía trước và ghi một vài chữ lên đó. Ông để tấm bảng lại chỗ cũ để những ai qua lại có thể đọc được hàng chữ mới ông vừa viết lên đó.

Sau đó cái nón của đứa bé mù bắt đầu có nhiều tiền. Bây giờ, có nhiều người hơn hồi sáng cho tiền đứa bé mù này. Buổi chiều hôm ấy, người đàn ông đã đổi hàng chữ trên tấm bảng, quay trở lại tìm đứa bé để xem tình hình ra sao. Đứa bé mù nhận ra bước chân của người đàn ông này và hỏi: “Có phải chính ông đã đổi những hàng chữ trên tấm bảng này? Ông đã viết gì trên tấm bảng vậy?”

Người đàn ông bèn đáp: “Chú chỉ ghi ra sự thật mà thôi. Những gì chú ghi ra trên tấm bảng cũng giống như câu cháu đã ghi, nhưng chỉ theo một cách thức khác thôi”. Người đàn ông đã viết trên tấm bảng như sau: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng tôi không thấy được”. Quý vị và các bạn có nghĩ rằng hàng chữ của đứa bé và hàng chữ của người đàn ông có cùng nói lên một điều không?

Dĩ nhiên, cả hai hàng chữ đều cho người ta biết cậu bé bị mù. Nhưng hàng chữ thứ nhất chỉ nói rằng đứa bé bị mù, vậy thôi. Nhưng hàng chữ thứ hai nói với mọi người rằng họ thật là may mắn bởi vì họ không bị mù. Bây giờ quý vị có còn ngạc nhiên vì sao hàng chữ thứ hai, do người đàn ông viết, gặt hái nhiều kết quả cho cậu bé mù hay không?

ST