Khủng hoảng truyền thông, cần thiết phải được chuẩn bị trước

Nếu như chúng ta đi sâu vào nghiên cứu những đặc tính của khủng hoảng truyền thông, chúng ta sẽ thấy hé lộ một số bước cơ bản để giải quyết nó.

Để ứng phó với đặc tính bất ngờ của khủng hoảng truyền thông, các chuyên gia quản lý khủng hoảng truyền thông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quá trình chuẩn bị cho khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp, trong đó bao gồm việc xây dựng qui trình và hệ thống quản lý khủng hoảng truyền thông, cẩm nang ứng phó với khủng hoảng truyền thông và luyện tập ứng phó.

Một buổi tối tháng 7 năm 2005, điện thoại của tôi lại réo gọi ầm ĩ. Ở đầu dây bên kia là H. một phóng viên quen thuộc phụ trách mảng hàng không của báo L.D. “Có chuyện gì không H.” – tôi hỏi, linh cảm là đã có chuyện xấu xảy ra – “Anh biết tin gì chưa?” – “Tin gì?” – tôi hỏi. “Cái 777 của bọn anh mới bàn giao cho Vietnam Airlines ấy, bị nổ lốp rồi. Hành khách họ đang làm náo loạn lên ở trên sân bay, họ gọi cho bọn em. Em phải lên sân bay để làm tin đây, chắc ngày mai báo sẽ có tin. Báo để anh biết trước thế”.

Boeing bài học quản lý khủng khoảng
Boeing bài học quản lý khủng khoảng

Tôi tỉnh hẳn ngủ và thở dài thườn thượt! Lại một cuộc khủng hoảng truyền thông nữa phải đối phó! Tôi với tay tìm kính, bò dậy khỏi giường và tới giá sách rút ra một cuốn sách dày cộp. Đó là cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông của hãng máy bay Boeing.

Khi chính thức được lựa chọn thành tư vấn về truyền thông cho hãng máy bay Boeing, chúng tôi phải trải qua một quá trình tuyển chọn hết sức kỹ càng (và không phải không có phần máy móc) và được đào tạo còn kỹ hơn nữa. Kết thúc khóa học về quản lý khủng hoảng truyền thông “theo kiểu của Boeing”, chúng tôi được phát ba cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông. “Tại sao lại cần những ba cuốn” – khi đó tôi từ chối – “với chúng tôi chỉ một cuốn là đủ”. “Không, các anh cần ba cuốn. Một cuốn anh để ở cơ quan, một cuốn anh để ở nhà riêng, và một cuốn anh trao cho một người sẽ thay thế anh trong trường hợp anh không có mặt ở Việt Nam”. Ivy Takahashi, người quản lý chúng tôi ở Seatle nói.

Tôi mở trang đầu tiên của cuốn cẩm nang, đồng thời bật máy tính tìm số điện thoại của “sĩ quan trực chiến” (duty-officer). Ở cùng một thời điểm, Boeing bố trí 6 sĩ quan trực chiến ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Chúng tôi có số điện thoại nơi làm việc, số điện thoại di động, số máy pager (vâng ở thời điểm đó người ta vẫn còn sử dụng phổ biến máy pager), số điện thoại nhà riêng, số điện thoại của vợ anh ta, tóm lại, không thể có trường hợp là chúng tôi không thể tìm ra sỹ quan trực cho khu vực của mình. Hôm nay, sĩ quan trực của chúng tôi là P., trực khu vực châu Á Thái Bình Dương từ trụ sở của Boeing ở Seatle. Tôi thông báo chức vụ, khu vực và “Tôi xin báo cáo về một trường hợp khẩn cấp”. “Cấp độ?” P. hỏi. “Xanh dương” – tôi suy nghĩ rồi trả lời.

Thông thường, các cuộc khủng hoảng thường được phân theo cấp độ, mã hóa thành mầu. Da cam là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, và trong trường hợp đó, sĩ quan trực sẽ lập tức triệu tập phó chủ tịch phụ trách truyền thông (nếu cần thì dựng anh ta từ giường ngủ) tham gia vào cuộc hội thoại của chúng tôi. Đó là trường hợp nguy hiểm, và anh ta sẽ phải nối máy cho giám đốc phụ trách truyền thông trong cứu nạn – khẩn nguy.

Xanh dương ít nguy hiểm hơn, anh ta có thể trực tiếp giải quyết. “Chúng tôi có một trường hợp nổ lốp máy bay…” tôi báo cáo vắn tắt vấn đề. “Anh có cuốn cẩm nang ở đó không?” – Có, tôi đang nhìn vào nó đây”. “Hãy lật trang xxx, có mục nổ lốp máy bay, anh đã thấy chưa”. “Tôi đã đánh dấu đây rồi”. “Anh có thể đọc thấy các câu hỏi tôi sẽ phải lần lượt hỏi anh ở bên tay trái”. “Tôi thấy rồi”. “Tôi bắt đầu hỏi nhé” – P.tiếp tục – “ Câu hỏi thứ nhất: máy bay có bị cháy không” – “Không, tôi trả lời”. “Câu hỏi thứ hai: có tổn thất về hành khách không?” “Không”. “Câu hỏi thứ ba: máy bay và phi hành đoàn đang ở đâu?”. “Máy bay an toàn, phi hành đoàn an toàn, máy bay đang ở đường băng”. “Anh có thể tự tìm thấy câu trả lời ở bên phải, nhưng theo đúng trình tự, để tôi đọc lại cho anh nghe “không phải trách nhiệm của nhà sản xuất, trách nhiệm là của hãng hàng không”. Tôi hạ cấp độ nguy hiểm xuống vàng (có nghĩa là cần theo dõi tiếp, nhưng không có nguy hiểm trực tiếp). Tôi biết bây giờ đã quá nửa đêm giờ Hà Nội, hãy ngủ ngon nhé, không phải việc của chúng ta”.

Một cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông là thứ tối cần thiết cho một doanh nghiệp. Nếu được chuẩn bị chu đáo và biết cách sử dụng, cuốn cẩm nang đó có thể đảm bảo cho các nhân viên của bạn tự xử lý được ít nhất 90% các cuộc khủng hoảng truyền thông loại nhỏ (hãy nhìn từ một góc độ khác nhé, như vậy là có ít nhất 90% các vấn đề của bạn không trở thành khủng hoảng truyền thông).

Vậy thế nào là một cuốn cẩm nang quản lý khủng hoảng truyền thông?

Nguyễn Thanh Sơn
Tổng giám đốc T&A Ogilvy

Advertorial, Calvin Klein – Đơn giản như có thể, độc đáo như có thể

Nhắc đến thời trang, ngành công nghiệp nghệ thuật làm mê đắm hàng triệu, hàng triệu con tim trên thế giới, không thể không nói đến Calvin Richard Klein, người đã tạo dựng nên thương hiệu thời trang nổi tiếng Calvin Klein. Tất cả các dòng snar phẩm của Calvin Klein đều mang vẻ đẹp bất chấp thời gian với nguyên lý “Đơn giản như có thể được, độc đáo như có thể được” (Simply as possible, Success as possible)

Nhìn suốt chặng đường đầy dấu ấn mà Calvin Klein đã ghi lại trong lịch sử của ngành công nghiệp thời trang, không một ai có thể phủ nhận tài năng và tầm ảnh hưởng của ông đối với xu hướng thời trang thế giới. Sinh ngày 19 tháng 11 năm 1942 tại New York, là người Do Thái gốc Hungari, Calvin Klein đã tốt nghiệp Viện Công nghệ Thời trang New York khi vừa mới tròn 20 tuổi, cái tuổi đầy ắp niềm đam mê và sức sáng tạo. Những ngày đầu tiên khi mới ra trường Calvin Klein bắt đầu công việc tại một xưởng may áo khoác dài và 5 năm tiếp theo đó, ông làm thiết kế cho các của hàng khác cũng ở New York. Sau đó, ông đã quyết định mở công ty riêng cùng Barry Schwart – một người bạn từ thời nhỏ. Thế nhưng các sản phẩm của công ty ông thiết kế lúc bấy giờ không tạo nên dấu ấn gì nổi bật giữa vô vàn các nhãn hàng thời trang khác bởi những hạn chế về vốn đầu tư. Bước ngoặt trong sự nghiệp thiết kế của Calvin Klein, thật tình cờ là khi một thành viên của Bonwit Teller – Tập đoàn siêu thị lớn nhất nước Mỹ, trong lúc đi khai thác nguồn hàng đã vào nhầm công ty của ông đặt ở trong một khách sạn sang trọng. Ấn tượng bởi các mẫu thiết kế của ông, người này đã đặt hàng 50.000 sản phẩm. Có được đơn hàng lớn, cùng với việc có mặt trong chuỗi siêu thị Bonwit Teller chính là thời khắc định mệnh của thương hiệu Calvin Klein.

calvin-klein-jeans-fall-winter

Calvin Klein jeans fall winter 2012 – 2013

Năm 1973, các mẫu thiết kế trang phục thể thao của Calvin Klein trong lần đầu tiên ra mắt đã chinh phục làn thời trang về tính giản dị mà thanh lịch và làm hài lòng người sử dụng bởi cảm giác thoải mái. Các thiết kế của ông đã tạo nên một hiện tượng và xu hướng mới trong giới thời trang của Mỹ lúc đó, và trang phục thể thao đã khẳng định vị trí của mình trong ngành công nghiệp thời trang. Không ngừng học hỏi và sáng tạo, Calvin Klein đã biến ước mơ và niềm đam mê về thời trang của mình thành những sản phẩm hoàn hảo với đặc điểm mang tính biểu tượng riêng trong làng thời trang thế giới. Trong suốt 3 năm từ năm 1973, ông liên tục nhận được giải Coty – Giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực thời trang va công ty của ông bắt đầu phát triển mạnh mẽ về quy mô.

Thế nhưng cuộc sống luôn có nhiều bất ngờ và biến cố. Sau những nỗ lực không ngừng để thành đạt trong sự nghiệp, những tưởng mọi việc thuận buồm xuôi gió thì cuộc sống riêng tư của ông lại gặp những biến cố. Chia tay vợ vào năm 1974, ông rơi vào tình trạng nghiệp ngập ma túy và sao lãng công việc. Đến tận năm 1978, khi cô con gái Marci bị bắt cóc và cuối cùng cũng đã trở về an toàn, ông mới từ bỏ lối sống nghiện ngập và quyết tâm tập trung trở lại vào sự nghiệp thiết kế thời trang của mình.

Thành công trong công việc tạo dựng thương hiệu của Calvin Klein không chỉ bởi các mẫu thiết kế, các bộ sự tập mà còn bởi chiến dịch quảng cáo sản phẩm của Calvin Klein luôn vô cùng táo báo và đột phá. Hình ảnh ở tuổi 15 tươi trẻ và đầy khêu gợi của nữ diễn viên xinh đẹp nổi tiếng Brooke Shields với câu nói “Nothing comes between me and my Calvin” đã làm bùng nổ dư luận và các sản phẩm quần jeans của Calvin Klein chiếm lĩnh thị trường với doanh số tăng không ngừng. Sau sự thành công của sản phẩm quần jeans, ông lại tiếp tục gây sóng gió trong làng thời trang và cả dư luận khi đưa ra chiến dịch quảng cáo táo bạo hơn nữa với hình ảnh của các người mẫu nam chỉ mặc một chiếc quần lót vào năm 1982. Và một lần nữa thành công lại đến với Calvin Klein.

Brooke Sheilds Calvin Klein ads

“You want to know what comes between me and my Calvins? Nothing.” When 15-year-old Brooke Shields delivered that infamous line, the world gasped…and bought Calvin Klein jeans. Either because of her age or the skin-baring commercials (one of which had her shimmying into a pair of skinnies) the outcry was continuous, but the designer’s response was unapologetic: “Jeans are sex.”

Brooke Shields Calvin Commercials

Vào cuối những năm 1970, công ty của ông cũng bắt đầu phát triển da dạng nhiều dòng sản phẩm gồm cả mỹ phầm và nước hoa. Bên cạnh các thiết kế thời trang Calvin Klein nổi tiếng còn là các dòng sản phẩm nước hoa mang tên  CK One và CK Be dành cho cả phái nam và phái nữ rất được ưa chuộng. Tất cả các sản phẩm quần jeans, đồ lót, mỹ phẩm và cả đồ trang sức của thương hiệu Calvin Klein đều trở thành mốt thời thượng. Tuy nhiên công ty của ông cũng không tránh được việc phải đối diện với các vấn đề về tài chính. Năm 1992, đứng trước nguy cơ bị phá sản, Calvin Klein đã chèo lái, phục hồi tài chính và tăng trưởng doanh thu trong suốt những năm cuối của thập niên 90 qua sự thành công chủ yếu của dòng sản phẩm đồ lót và nước hoa, cũng như dòng sản phẩm thời trang thể thao CK. Ông đã được mệnh danh là “America’s Best Designer” vào năm 1993 cho các thiết kế mang phong cách đơn giản mà tinh tế, và đến năm 1999 ông đã gây bất ngờ khi tuyên bố CK phát triển mạnh bán hàng. Tuy nhiên, kế hoạch mở rộng kinh doanh của công ty được tiếp cận bởi 2 công ty LVMH và Pinault Printemps nhưng không đem lại kết quả. Đối tác tiềm năng khác là Tập đoàn Tommy Hilfiger và Holding di Partecipazioni của Ý cũng không khá hơn. Đến năm 2002, Calvin Klein đã bán công ty của mình cho tập đoàn Phillips Van Heusen, với giá là 400 triệu USD tiền mặt và 30 triệu USD trả bằng cổ phiếu.

Đến nay, khi ông đã không còn hiện diện trực tiếp trên các thiết kế của Calvin Klein nhưng thương hiệu Calvin Klein vẫ luôn tỏa sáng. Biến mọi thứ sản phẩm từ mục đích sử dụng thông thường của con người trở thành mốt thời thượng, biến đơn giản thành đẹp, biến tính tiện ích thành sự lôi cuốn… Chính là bí quyết thành công lớn nhất của Calvin Klein. (While Calvin Klein himself has taken a limited role these days in his namesake company, his brand has never ceased to shine. By transforming everyday wear into a fashion statement, simplicity into beauty and functionality into charm, Calvin Klein has left an indelible  impression on the fashion world)

#Calvin Klein

Source: Giang Paul

Advertorial, Hệ thống an toàn của Mercedes Benz

Trong ca-bin một chiếc Mercedes Benz, bạn luôn được bao bọc bởi những công nghệ an toàn mà nhà sản xuất đã tốn hơn 127 năm nghiên cứu phát triển. Thế mạnh này được thể hiện trong một khoảnh khắc – có khi chỉ kéo dài 2 giây, nhưng đủ để bảo vệ mạng sống của bạn và những hành khách đi cùng.

Trong 2 giây, chiếc siêu xe SLS AMG với vận tốc tối đa 315 km/h đã vượt qua quãng đường dài 175m. Với tốc độ như vậy, chúng ta luôn đối mặt với nhiều mối hiểm nguy. Đó cũng chính là lý do hãng MerMercedes-Benz tập trung nghiên cứu và phát triển các hệ thống an toàn trên xe hơi từ thế kỷ trước.

Image

Năm 1951, kỹ sư của Mercedes Benz, Béla Barenyi, đã nộp đăng ký bản quyền phát minh về “Thân xe có khả năng hấp thụ xung lực”. Thân xe được thiết kế bao gồm ca-bin vững chắc để bảo vệ hành khách và các phần nối dài làm từ những vật liệu mềm hơn để hấp thụ xung lực trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Trong lĩnh vực an toàn chủ động, Mercedes Benz cũng giữ vị trí tiên phong. Năm 1995, Mercedes Benz đã phát minh hệ thống cân bằng điện tử ESP. Thông tin được xử lý trong khoảng thời gian cực ngắn, và nếu phát hiện khả năng chiếc xe bị mất kiểm soát, hệ thống sẽ tự động giảm lực kéo hoặc thậm chí phanh từng bánh xe để đưa xe trở lại an toàn, đồng thời hệ thống PRE-SAFE sẽ kích hoạt. Đai an toàn được kéo căng, cửa sổ và cửa sổ trờ được đóng lại, nệm ghế tự điều chỉnh để tạo điểm tựa vững và ghế hành khách phía trước cũng được đưa về vị trí an toàn nhất.

Được ứng dụng trên xe hơi Mercedes Benz từ năm 1981, túi khí trở thành thành phần quan trọng của gói bảo vệ an toàn. Những dòng Mercedes Benz thế hệ mới đều được trang bị nhiều loại túi khi, như túi khí phía trước kích hoạt theo hai giai đoạn, túi khí bên hông, túi khí ở đầu gối và túi khi rèm cửa bảo vệ hành khách trong các vụ đâm ngang hoặc lật xe.

Trong ca-bin một chiếc Mercedes Benz, bạn luôn được bao bọc bởi những công nghệ an toàn mà nhà sản xuất đã tốn hơn 127 năm nghiên cứu phát triển. Thế mạnh này được thể hiện trong một khoảnh khắc – có khi chỉ kéo dài 2 giây, nhưng đủ để bảo vệ mạng sống của bạn và những hành khách đi cùng.

#MercedesBenz

Advertorial, “Chuyên gia tài chính luôn sát cánh cùng bạn”, Ngân hàng ANZ

anz we live in your world campaign

Để quản lý tài chính hiệu quả, bạn cần một đối tác biết lắng nghe, thấu hiểu và có khả năng đưa ra những giải pháp tối tưu. Được sự hỗ trợ của đội ngũ Chuyên gia Tài chính và Sản phẩm trong khu vực, các Trưởng phòng Quan hệ khách hàng của chúng tôi tại nhiều quốc gia luôn hợp tác chặt chẽ để tư vấn, giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính. Với mạng lưới trải rộng tại 28 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chúng tôi có thể kết nối bạn với những đối tác chiến lược, sản phẩm phù hợp và cơ hội tiềm năng.

Sự tận tâm phục vụ khách hàng đã giúp ANZ trở thành 1 trong 4 ngân hàng hàng đầu ở Châu Á và đạt được các giải thưởng danh giá:

  • Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012 do The Asian Banker trao tặng.
  • Ngân hàng Thương mại Quốc tế tốt nhất Việt Nam 2012 do The Trade Finance trao tặng.
  • Đứng đầu Bảng xếp hạng FX về Dịch vụ Ngoại Hối 2012 do Asiamoney trao tặng.

Đến với ANZ, hãy vững tin rằng bạn có một người bạn đồng hành đáng tin cậy, luôn hoạt động để chăm sóc cho quyền lợi và nhu cầu tài chính của bạn.

#ANZ

Advertorial, “Hơn cả 1 biểu tượng, đó là 1 niềm tin”, ngôi sao ba cánh Mercedes – Benz

Cuộc sống đôi khi có những nghịch lý mà trong đó ẩn chứa sự hợp lý đầy thuyết phục. Ở thế giới thượng lưu, nghịch lý này càng dễ xảy ra. Nguyên nhân nào khiến khách hàng “thắt lưng buộc bụng” với những khoản chi vặt vãnh, nhưng hào phóng cho những sản phẩm có giá trị bền vững? Câu trả lời nằm ở hai từ: tiêu dùng thông minh, hay nói ngắn gọn hơn là: đẳng cấp.

Image

Trong thế giới của những nghịch lý đó có tên Mercedes-Benz. Khủng hoảng toàn cầu lại là minh chứng cho sự bền vững thương hiệu ngôi sao 3 cánh, dựa trên những giá trị bám rễ vào tâm thức khách hàng trong hơn 127 năm qua: Mercedes-Benz là sang trọng, an toàn và đẳng cấp. Năm 2012, khủng hoảng kinh tế ở châu Âu không cản bước Mercedes-Benz hoàn thiện giấc mơ của hơn 1,4 triệu khách hàng, tăng 4,5% so với năm 2011, để tiếp tục là năm có số lượng xe bán ra nhiều nhất trong lịch sử của Mercedes-Benz. Mercedes-Benz Việt Nam cũng đã thực hiện cam kết giao 2.000 xe sang cho khách hàng, nâng tổng số khách hàng sở hữu xe Mercedes-Benz ở Việt Nam lên đến hơn 30 ngàn.

Theo báo cáo Consumer Reports của Mỹ năm 2013, Mercedes-Benz là hãng xe có nhận thức thương hiệu cao nhất trong phân khúc hạng sang. Báo cáo này phản ánh mức độ nhận thức thương hiệu của khách hàng dựa trên bảy tiêu chí: kiểu dáng thiết kế, khả năng vận hành, an toàn, chất lượng, giá trị, công nghệ vượt trội và bảo vệ môi trường.

Mercedes-Benz không chỉ là nhà sản xuất ô tô đầu tiên của nhân loại mà còn luôn là bộ óc sáng tạo của nền công nghiệp xe hơi thế giới. Rất nhiều phát minh của Mercedes-Benz được xem là chuẩn mực của ngành ô tô: hệ thống phanh ABS, hệ thống cân bằng điện tử, túi khí… Có thể nói rằng, trong bất kỳ chiếc xe hiện đại di chuyển trên đường phố hàng ngày, đều chứa một phần tinh hoa của Mercedes-Benz.

Được thiết kế theo nguyên lý “Tốt nhất hoặc không gì cả”, cá tính của Mercedes-Benz nằm ở những chi tiết rất tinh tế như logo ngôi sao 3 cánh được bao quanh bởi vòng nguyệt quế. Trong tiềm thức của khách hàng, đó là biểu tượng của sự chiến thắng và vị thế thống lĩnh. Ngôi sao 3 cánh không đơn thuần là một biểu tượng mà đó còn là một niềm tin mạnh mẽ trong lòng khách hàng.

###

Advertorial – Khi sự sáng tạo được thể hiện qua câu chữ!